Sản xuất, kinh doanh thích ứng linh hoạt trong tình hình mới
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các phường trong phòng, chống dịch |
Còn tồn tại nhiều vi phạm
Theo ghi nhận của phóng viên tại các quận nội thành Hà Nội như Cầu Giấy, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng… ngày 24/10 cho thấy, đa số các cửa hàng đã thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch. Đơn cử, tại phường Láng Thượng (quận Đống Đa) nhiều nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống chủ động bố trí chỗ ngồi trong quán đảm bảo khoảng cách hoặc đã lắp vách ngăn/tấm chắn. Chủ cơ sở và nhân viên đều được tiêm ít nhất một mũi vắc xin phòng Covid-19.
Lực lượng chức năng phường Láng Thượng kiểm tra, nhắc nhở các cửa hàng vi phạm. Ảnh: Lê Thắm |
Ngoài ra, bên ngoài các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn, uống đều có dán mã QR và quy định 5K của Bộ Y tế... Tuy nhiên, bên cạnh những cửa hàng chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch vẫn còn tồn tại một số cửa hàng bố trí các tấm vách ngăn quá nhỏ hoặc chưa sắp xếp đủ vách ngăn/tấm chắn. Tình trạng trên cũng xuất hiện tại một số quán cà phê, trà sữa trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy), Xuân La (Tây Hồ) và một số quán ăn thuộc phường Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế 1, Đức Thắng (Bắc Từ Liêm)…
Theo Chủ tịch UBND phường Đức Thắng (quận Nam Từ Liêm) Cấn Văn Duẩn: UBND phường vẫn duy trì công tác tuyên truyền, ngày 2 lần trên hệ thống loa truyền thanh. Đồng thời, đề nghị các Tổ Covid-19 cộng đồng cùng các tổ cơ động thường xuyên kiểm tra việc quét mã QR cũng như chấp hành quy định giãn cách tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, hệ thống siêu thị… Nếu phát hiện tình trạng vi phạm sẽ mạnh tay xử lý. |
Cùng với việc thiếu hoặc chưa trang bị đủ các tấm vách ngăn, do không gian cửa hàng nhỏ, nên vào thời gian cao điểm như 7h-8h, 11h-12h tình trạng vi phạm về giãn cách tại một số cửa hàng kinh doanh ăn uống vẫn còn diễn ra. Song song với đó, tình trạng người dân chưa thực sự tự giác trong việc quét mã QR hoặc thực hiện các biện pháp 5K khi tới các cửa hàng cũng đang diễn ra phổ biến. Nhiều cửa hàng cũng chỉ dán mã QR cho có, để đối phó với lực lượng chức năng chứ không có biện pháp nhắc nhở hay quản lý việc quét mã của khách…
Ông Nguyễn Văn Nam (một người dân sống tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) cho biết, bản thân ông mỗi khi tới các cửa hàng đều chủ động quét mã QR, khai báo y tế và rửa tay sát khuẩn tay cẩn thận. Tuy nhiên, một số người lại tỏ ra khá chủ quan với vấn đề này. “Thực tế thì mỗi lần đi ăn sáng, cùng vào quán với tôi có 10 người thì chỉ có khoảng 3 người là tự giác chấp hành các quy định về phòng, chống dịch. Tôi cho rằng, nhiều người đang có tâm lý chủ quan, cho rằng Thành phố chống dịch rất tốt, bản thân họ đều đã tiêm 1 mũi vắc xin nên không còn lo lắng về dịch bệnh nữa”, ông Nam chia sẻ.
Bên cạnh những vi phạm phòng, chống dịch tại các cửa hàng, tình trạng chợ “cóc”, chợ tạm, hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cũng bắt đầu “tái xuất” và khó lòng dẹp bỏ. Cụ thể, trên nhiều tuyến phố xung quanh các chợ dân sinh như phố Thành Công (quận Ba Đình), Trần Quốc Vượng (quận Cầu Giấy), đường Trần Cung (Cổ Nhuế 1), phố Giáp Nhất (quận Thanh Xuân), dọc đường Láng, phố Cầu Mới (Đống Đa)… xuất hiện tình trạng người bán hàng rong bày bán hàng hóa, hoặc chở xe hàng dừng đỗ tùy tiện để bán hàng. Khi có sự kiểm tra của lực lượng chức năng, họ nhanh chóng tránh đi nơi khác, tới khi lực lượng chức năng rời đi thì tiếp tục quay lại bán. Việc chợ “cóc”, hàng rong xuất hiện cũng kéo theo nhiều hệ lụy về trật tự đô thị cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhiều người dân bày tỏ, họ rất lo lắng, bởi trở lại trạng thái “bình thường mới” không có nghĩa là thoải mái sinh hoạt, giao tiếp. Chỉ cần người mua và người bán lơ là có thể gây ảnh hưởng đến thành quả chống dịch.
Tăng cường kiểm tra, xử lý
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Đông - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Láng Thượng, cho biết: Thực hiện Công điện số 21 và 22 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, UBND phường đã xây dựng công văn gửi xuống cho các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội toàn thể nhân dân trong phường về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch sau nới lỏng giãn cách. Đồng thời, thành lập các tổ công tác đi tới tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh làm biên bản, tuyên truyền, nhắc nhở và yêu cầu ký cam kết thực hiện nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch theo Chỉ thị 21 và 22. Ngoài các điều kiện về trang bị mã QR, nước khử khuẩn, vách ngăn, đảm bảo quy định về khoảng cách an toàn tổ công tác còn kiểm tra kĩ điều kiện về tiêm phòng vắc xin của nhân viên và chủ cửa hàng. Những cửa hàng nào có dấu hiệu vi phạm, tổ công tác sẽ tiến hành lập biên bản nhắc nhở và yêu cầu khắc phục ngay, nếu vi phạm quá lớn sẽ báo cáo cấp trên để ra quyết định xử phạt.
Nhiều cửa hàng chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch. |
“Trong quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện lỗi vi phạm nhiều nhất của các cửa hàng là còn thiếu các vách ngăn/tấm chắn, một số ít chưa kịp làm mã QR. Tuy nhiên, sau khi được tổ công tác nhắc nhở, lập biên bản thì các cửa hàng đã nhanh chóng khắc phục. Đồng thời, tổ công tác đã yêu cầu các chủ cửa phải án thêm mã QR và quy định 5K tại những chỗ dễ nhìn thấy của quán để nâng cao ý thức của người dân khi tới ăn uống”, ông Đông cho hay.Ông Đông cũng cho biết thêm, ngoài công tác kiểm tra về phòng, chống dịch, phường Láng Thượng cũng triển khai quyết liệt việc tuyên truyền, xử lý chợ “cóc”, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè lòng đường. Nhờ đó đến nay, tình trạng này cũng đã được kiềm chế và chưa có trường hợp nào bị xử phạt.
Theo một cán bộ Công an phường Ngã Tư Sở, những ngày này phường cũng đang tích cực ra quân xử lý vi phạm về phòng, chống dịch tại các cơ sở kinh doanh cũng như vi phạm về trật tự đô thị. Đặc biệt, đối với khu vực đường Cầu Mới, gần chợ Ngã Tư Sở nơi thường phát sinh những vi phạm về trật tự đô thị, phường đã cho cắm chốt, cử lực lượng túc trực từ 5h sáng. Đồng thời, có sự kết hợp, trao đổi thông tin giữa 2 phường là Thịnh Quang (quận Đống Đa) và Thượng Đình (quận Thanh Xuân) để tránh tình trạng người bán hàng rong ở địa bàn này chạy sang địa bàn khác... Ngoài ra, công tác phòng, chống dịch vẫn được chú trọng khi tại đầu đường ven sông Tô Lịch và các cổng chợ Ngã Tư Sở, lực lượng chức năng duy trì kiểm tra đo thân nhiệt và tuyên truyền thông điệp 5K của Bộ Y tế./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05