Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

(LĐTĐ) Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà cần nâng chuẩn hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, không chấp nhận các doanh nghiệp kinh doanh dưới chuẩn (cả về vốn, quản trị…).
Phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững Bãi bỏ nhiều văn bản trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Đây là quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 25/10 về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các quy định trong Dự thảo Luật đã tiệm cận thông lệ tốt của quốc tế, bảo đảm phát triển thị trường bảo hiểm bền vững, đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, dư địa phát triển của thị trường bảo hiểm nước ta còn rất lớn, nên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bảo hiểm cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

Bảo hiểm là loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao và ngày càng hiện đại. Chủ trương, mong muốn của chúng ta là tốc độ tăng trưởng của các loại hình dịch vụ phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP và đặc biệt chú trọng vào các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistic, khoa học, công nghệ... Các văn kiện Đại hội Đảng đều nhấn mạnh tinh thần này.

Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thảo luận tại tổ về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ một số nội dung cần tiếp tục rà soát để nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo Luật như các quy định về lĩnh vực bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm để bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm kể cả bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm vi mô…

Trong bảo hiểm phi nhân thọ, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần hết sức quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Vì đặc thù nước ta bị ảnh hưởng rất nặng nề của thiên tai, mưa lũ, dịch bệnh khiến lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp bị thiệt hại rất lớn.

Nhưng hiện nay mới chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và hoạt động trợ giúp, thiện nguyện của xã hội, còn việc bù đắp thiệt hại qua bảo hiểm còn rất ít, thậm chí bảo hiểm ngư nghiệp, lâm nghiệp hiện chưa có, bảo hiểm cây trồng vật nuôi cũng mới đang thí điểm.

Để tính toán được phí bảo hiểm trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp là rất khó nhưng Chủ tịch Quốc hội cho rằng, không thể không làm. Về lâu dài, phải hướng đến việc bù đắp thiệt hại của các lĩnh vực này bằng bảo hiểm để người nông dân yên tâm hơn, có bệ đỡ để khôi phục sản xuất khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Các đại biểu thảo luận tại tổ 3

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, bảo hiểm vi mô đến được với người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người yếu thế thì rất tốt nên cần tổng kết, đánh giá cả việc thực hiện hình thức bảo hiểm vi mô do các tổ chức chính trị xã hội thực hiện thời gian qua, nhất là do Mặt trận Tổ quốc và Hội Phụ nữ thực hiện để quy định cụ thể hơn.

Bên cạnh đó, phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về hợp đồng bảo hiểm theo hướng bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả người cung cấp dịch vụ và người mua bảo hiểm, phù hợp với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, phù hợp với kinh doanh bảo hiểm tới đây trên môi trường điện tử, liên quan đến các vấn đề số hóa, chữ kỹ điện tử, hồ sơ điện tử…

Liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm và quản trị doanh nghiệp bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện Đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà cần nâng chuẩn hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, không chấp nhận các doanh nghiệp kinh doanh dưới chuẩn (cả về vốn, quản trị…).

Về thời điểm có hiệu lực của Luật, Chính phủ đề nghị lấy mốc thời gian là 1/7/2023, tức là hơn một năm sau khi được Quốc hội thông qua. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, giải trình của Chính phủ về vấn đề này không thuyết phục. Nếu phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành thì Chính phủ, các bộ, ngành liên quan phải tập trung hoàn thiện chứ không thể để tình trạng Luật ban hành xong cả thị trường, cả nước phải ngồi chờ văn bản hướng dẫn.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động