Tài nguyên nước đang bị sử dụng lãng phí
Chung tay bảo vệ nguồn nước, giảm thiệt hại từ hạn mặn Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước Không để nguồn nước bị mất an toàn |
Tại hội thảo “Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nguồn tự chảy bền vững, cải thiện môi trường sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, Hồ Tây và sông Tô Lịch của Thủ đô Hà Nội” do Hội Cơ học Hà Nội tổ chức, ông Khổng Doãn Điền, Chủ tịch Hội Cơ học Hà Nội thông tin, các nguồn nước có được ở Hà Nội hiện nay gồm: Nước do các con sông ở thượng nguồn đổ về (Sông Lô, Sông Đà...), nguồn nước do mưa, nguồn nước ngầm, nguồn nước thải sinh hoạt và hoạt động khoa học và công nghệ (do các nhà máy, xí nghiệp thải ra )...
![]() |
Tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của Thủ đô. (Ảnh: Đinh Luyện). |
Với những nguồn nước như vậy thì cần có sự ứng xử, bàn thảo kỹ lưỡng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. “Cũng phải nhớ rằng, nước ta và Thủ đô Hà Nội có may mắn là không thiếu nước trầm trọng như một số quốc gia và Thủ đô trên thế giới, nhưng cũng không phải là dồi dào, mà nước ta ở trong tình trạng thiếu nguồn nước ngọt. Trong tương lai càng phải tính toán để tiết kiệm nước hơn nữa vì hiện nay chúng ta đang lãng phí rất nhiều” - ông Khổng Doãn Điền chia sẻ.
Đại diện Hội Cơ học Hà Nội cũng chia sẻ, hiện đã có những ý tưởng manh nha, đưa nước Sông Hồng vào Hồ Tây để từ đó rửa sạch các con sông ở Hà Nội như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... nhưng nước sông Hồng nhiều phù sa, việc làm sạch bùn cát rất phức tạp và tốn kém.
![]() |
Toàn cảnh chương trình hội thảo. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Ngoài ra, nước sông Hồng cũng đang được dung để làm nước sinh hoạt cho một số vùng của Hà Nội, tuy nhiên ông Khổng Doãn Điền nhấn mạnh, nguồn nước này không nên dung cho sinh hoạt.
Tại hội thảo, các đại biểu, nhà nghiên cứu đều thống nhất nước là một nguồn tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người cũng như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp... Hiện nay, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngày càng tăng cao, nguồn nước bị ô nhiễm, do vậy cần phải tăng cường quản lý, giám sát, có những giải pháp thiết thực bảo vệ tài nguyên này vì sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chùm ảnh: Hàng ngàn người nô nức tham gia trẩy hội Đền Và

Hàng nghìn người dâng lễ chùa Ngọc Hoàng vào rằm tháng Giêng

Hoa mận nở rộ, phủ trắng cao nguyên Mộc Châu và vùng núi Vân Hồ

Nồm ẩm kéo dài, thiết bị sấy, hút ẩm đắt hàng

Ngày thơ Việt Nam - Điểm hẹn văn hóa của những người yêu thơ

Hà Nội: Nhếch nhác xung quanh công viên Cầu Giấy sau khi tháo rào sắt

Trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tin khác

Cuối tháng 1 Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, rét hại
Môi trường 28/01/2023 12:40

Năm 2023, huyện Ứng Hòa phát động trồng mới khoảng 6.300 cây xanh các loại
Môi trường 28/01/2023 12:40

Mùng 3 Tết: Không khí lạnh bao trùm Bắc Bộ, vùng núi cao có thể xuất hiện băng giá
Môi trường 24/01/2023 11:22

Bắc Bộ đón không khí lạnh trời chuyển rét đậm, rét hại
Môi trường 23/01/2023 16:42

Thời tiết dịp Tết thuận lợi cho các hoạt động du Xuân
Môi trường 21/01/2023 17:13

Hà Nội phấn đấu năm 2023 trồng mới hơn 200.000 cây xanh đô thị
Đô thị 19/01/2023 17:46

Tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
Môi trường 15/12/2022 17:27

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Đô thị 14/12/2022 22:46

Miền Bắc sắp bước vào đợt rét đậm, rét hại diện rộng
Môi trường 13/12/2022 18:11

Ra mắt mô hình “Phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình”
Đô thị 02/12/2022 22:23