Tái hiện nghi lễ tiến lịch thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhiều nghi lễ truyền thống được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long như lễ phất thức, phong ấn, dựng nêu, lễ tiến lịch, tiến xuân ngưu, lễ hạ nêu, khai ấn… Đón Tết Nhâm Dần 2022, lần đầu tiên khu di sản thực hành nghi lễ tiến lịch, một nghi lễ trong cung đình nhà Lê xưa kia.
Phục dựng Chính điện Kính Thiên trong tương lai gần Hoàng thành Thăng Long trưng bày trực tuyến “Trung thu sum vầy”

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nội đã phối hợp với các đơn vị thể nghiệm hoạt động tiến lịch, gồm 2 nội dung. Thứ nhất, trưng bày tranh vẽ phỏng dựng không gian nghi lễ tiến lịch với mô hình phỏng dựng hiện vật bìa sách ngự lịch, quan lịch và qui trình biên soạn, san khắc, in ấn, đóng quyển lịch.

Thứ hai, thực hành nghi lễ Tiến lịch tại không gian sân điện Kính Thiên. Nghi lễ được tái hiện dưới hình thức sân khấu hóa, gồm các hoạt cảnh chính: Nghi thức các quan vào chầu; Nghi thức quan Tư Thiên giám tiến ngự lịch; Nghi thức quan Truyền chế đọc chế; Nghi thức quan Lễ khoa ban quan lịch.

Tái hiện nghi lễ tiến lịch thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long
Trưng bày mô phỏng ngự lịch.

Trong điều kiện thích ứng và đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, khu di sản Hoàng thành Thăng Long chưa mở cửa đón khách tham quan nhưng các hoạt động nghi lễ tại đây trong dịp Tết vẫn diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống và được ghi hình quảng bá, trưng bày trực tuyến phục vụ đông đảo du khách gần xa.

Trưng bày trực tuyến chủ đề “Tiến lịch đón xuân sang” đã tái hiện không gian ngày Tết cổ truyền với các phong tục truyền thống như: gói bánh chưng; cúng gia tiên; treo tranh, câu đối Tết; chúc Tết; xin chữ đầu năm… Đặc biệt, giới thiệu các tư liệu, hình ảnh về quy trình làm lịch cũng như ban hành lịch của triều đình nhà Lê, phỏng dựng bìa sách ngự lịch tiến vua.

Theo chính sử, hàng năm, triều đình cho biên soạn lịch công của năm mới, vua Lê phê duyệt rồi truyền cho san khắc, in ấn, đóng quyển. Đến ngày 24 tháng Chạp, tại sân rồng điện Kính Thiên, triều đình long trọng tổ chức nghi lễ tiến ngự lịch lên Hoàng đế. Tiếp đó, nhà vua ban lịch cho bá quan và dân chúng để khởi đầu cho một năm mới làm việc, cấy trồng hanh thông, thuận lợi.

Tái hiện nghi lễ tiến lịch thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long
Lễ tiến lịch được tổ chức tại sân rồng Điện Kính Thiên.

Ở thời Lê, Tư Thiên Giám là cơ quan chuyên trách về thiên văn, lịch pháp thuộc bộ Lễ. Cơ quan này có trách nhiệm dự báo thời tiết, xem ngày giờ cát hung, địa lý phong thủy và biên soạn lịch hàng năm. Công việc làm lịch được Tư Thiên Giám tiến hành cẩn trọng với nhiều khâu đối chiếu, kiểm duyệt, phê chuẩn kỹ lưỡng.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí: Bắt đầu từ tháng 2, Tư Thiên Giám chịu trách nhiệm tra cứu, tính toán, biên soạn lịch công cho năm mới. Khi bản thảo hoàn tất thì dâng trình vua ngự lãm và phê duyệt, sau đó truyền cho Trung thư giám viết lại nghiêm chỉnh, giao cho Tri giám trông coi việc viết bản khắc và làm bản khắc vào mộc bản.

Khi bản khắc hoàn tất, Tư Thiên Giám lĩnh về đối chiếu, xem xét lại thật kỹ từng câu, từng chữ, từng dấu ở cả âm bản và dương bản, thấy hoàn chỉnh rồi mới tiến hành in và sắp xếp đóng quyển. Đầu tháng Chạp, chọn ngày giờ tốt đóng ấn và cùng với các cơ quan chuyên trách khác trong bộ Lễ tổ chức nghi lễ Tiến lịch và ban lịch cho các quan lại các cấp.

Tái hiện nghi lễ tiến lịch thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long
Nghi thức tiến lịch được tái hiện dưới hình thức sân khấu hoá.

Lễ tiến lịch được mô tả trong Lê triều Hội điển như sau: “Đến ngày 24 tháng 12 thì làm lễ dâng lịch. Sáng ngày hôm ấy, các vị công, hầu, bá và các quan theo lệnh chỉ của vương thượng đều mặc phẩm phục vào triều làm lễ. Làm lễ xong, viên Tư Lễ Giám đem lịch để ngay ở ngự tiền sang dâng vương phụ, rồi Lễ Khoa đem lịch ban phát cho các quan”.

Thông thường có 3 loại lịch: Ngự lịch chỉ có một bản duy nhất dâng tiến lên nhà vua; Quan lịch dùng để ban cho các công hầu bá, văn võ bá quan. Dân lịch để ban phát cho dân chúng. Giữa các loại lịch có sự khác nhau về hình thức như: họa tiết trang trí bìa lịch, chất liệu giấy in, nội dung cơ bản giống nhau.

Lễ tiến lịch và ban lịch thể hiện sự coi trọng của triều đình phong kiến đối với việc làm lịch cũng như quan tâm đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu, ngày giờ tốt, vấn đề thiên thời địa lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt hàng ngày của triều đình và nhân dân.

Vua, hoàng gia, triều đình dùng lịch để tổ chức và điều hành các hoạt động triều chính, tế tự, hội hè... Công việc hành chính của các quan ở kinh thành cũng như ở các nha môn địa phương đều dựa trên lịch chung quy định của nhà nước. Đối với dân chúng, vai trò của lịch cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai…

Do vậy, nghi lễ tiến lịch, ban lịch được tổ chức rất long trọng vào thời khắc đặc biệt chuẩn bị đón Tết, khởi đầu cho một năm mới với những ước nguyện an vui, no ấm, đủ đầy. Lễ ban lịch cho toàn thiên hạ thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của bậc “thiên tử” đối với mọi mặt đời sống nhân dân.

Đánh giá về các hoạt động thể nghiệm này, theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan: “Lễ tiến ngự lịch là một nghi thức quan trọng đã được mô tả rõ nét trong sử sách. Lịch thể hiện trình độ văn minh, phương thức quản lý đất nước cũng như cho thấy sự quan phương, thống nhất trong mọi hoạt động lễ nghi, ngoại giao, sản xuất, làm việc của triều đình và dân chúng; bao quát toàn bộ hoạt động triều chính và đời sống hàng ngày.

Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ tiến lịch cũng như các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đương đại, từ đó khích lệ sự quan tâm của các bạn trẻ đối với văn hóa dân tộc”...

Việc nghiên cứu tái hiện các nghi lễ cung đình, trong đó có nghi lễ tiến lịch tại Hoàng thành Thăng Long giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về văn hoá truyền thống của dân tộc.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động