Tái diễn vi phạm trật tự đô thị sau giãn cách

(LĐTĐ) Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhiều tuyến đường, phố tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội thường xuyên xuất hiện tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, kinh doanh, khiến dư luận bức xúc.
Thống nhất giải quyết vướng mắc vi phạm trật tự đô thị khu vực cầu T11 Bưởi - Hoàng Quốc Việt Nỗ lực xử lý vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn phường Thành Công

Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Vỉa hè bị tận dụng thành nơi giữ xe, đặt biển hiệu quảng cáo, bày bán các hàng ăn uống, các loại hàng hóa rau củ, hoa quả, tạp hóa...; lòng đường trở thành điểm kinh doanh của các xe đẩy, hàng rong và cũng thành nơi đậu đỗ xe của người mua hàng. Đó vẫn là những hiện trạng “nhức nhối” của bộ mặt đô thị.

Tái diễn vi phạm trật tự đô thị sau giãn cách
Sự thiếu ý thức của cả người mua lẫn người bán khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác. (Ảnh chụp trên phố Đường Thành)

Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Đường Thành, Lê Duẩn, Hồ Tùng Mậu… xuất hiện tình trạng các tiểu thương lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán các mặt hàng như trái cây, hoa, cây cảnh, cá cảnh…

Cụ thể, trên phố Đường Thành, đoạn gần rẽ ra phố Hàng Điếu (quận Hoàn Kiếm) thường xuyên xuất hiện hàng rong dừng đỗ, chiếm dụng diện tích vỉa hè, lòng đường để buôn bán, gây cản trở việc đi lại của người tham gia giao thông. Nhiều người đi bộ phải di chuyển xuống lòng đường vì vỉa hè đã bị lấn chiếm.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường kinh doanh buôn bán trở lại không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông mà còn gây bức xúc trong dư luận. Nhiều người khi chứng kiến tình trạng các tiểu thương ngang nhiên lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán đã bày tỏ quan điểm cần xử lý nghiêm những người vi phạm để chấm dứt tình trạng trên và đảm bảo mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông…

Nghiêm trọng hơn, trước tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nguy cơ diễn biến phức tạp, việc người dân tập trung mua bán tại các điểm tự phát, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường không chỉ làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Chúng ta không thể phủ nhận sự tiện lợi của việc mua bán trên vỉa hè, lòng đường khi chỉ cần dừng xe trên vệ đường là có thể nhanh chóng lựa chọn và mua sắm những nhu yếu phẩm cần thiết. Vì vậy việc kinh doanh, buôn bán tự phát trên vỉa hè, lòng đường dường như trở thành hình ảnh quen thuộc và trở thành một phần khó tách rời trong nếp sống sinh hoạt của người dân thành phố.

Hà Nội lại “nhức nhối” về vi phạm trật tự đô thị sau giãn cách
Tình trạng đỗ xe trên vỉa hè diễn ra trên phố Vệ Hồ, quận Tây Hồ.

Tuy nhiên, điều này cũng nói lên sự quá tải về cơ sở hạ tầng, sự thiếu kết nối, đồng bộ trong việc quy hoạch hệ thống giao thông đô thị; và đặc biệt là sự thiếu ý thức của cả người mua lẫn người bán…

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra thường xuyên và trở thành vấn nạn nhức nhối của thành phố. Dẫu biết việc kinh doanh, buôn bán liên quan đến vấn đề mưu sinh của người dân, nhưng vấn nạn này cần phải sớm khắc phục để trả lại không gian thoáng đãng cho cảnh quan đô thị.

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đã phối hợp cùng các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, lập lại trật tự trên các tuyến đường. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng vắng mặt thì tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại tái diễn.

Thực tế cho thấy, chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần yêu cầu các hộ dân ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nhưng việc xử lý vi phạm còn mang nặng tính hình thức, không thực sự quyết liệt.

Bên cạnh đó, phải kể đến vai trò của các ban ngành, đoàn thể địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định pháp luật có liên quan chưa thường xuyên, kịp thời và hiệu quả…

Tái diễn vi phạm trật tự đô thị sau giãn cách
Lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị.

Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, trên thực tế, người dân tại một số nơi xem việc sử dụng vỉa hè, lòng đường vào mục đích kinh doanh, đỗ xe như việc làm hiển nhiên. Hay nói cách khác, một số hộ dân mặc định việc chiếm giữ vỉa hè, lòng đường như hành vi bình thường mà không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, khi vỉa hè bị chiếm giữ, đồng nghĩa với việc đánh mất ranh giới ngăn cách giữa hoạt động sinh sống, kinh doanh dọc theo các tuyến phố với hoạt động giao thông, dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông, gây ách tắc cho người và phương tiện tham gia giao thông… Các lực lượng chức năng cần xử phạt thật nghiêm...

Tái diễn vi phạm trật tự đô thị sau giãn cách
Lực lượng Công an phường Kim Liên (quận Đống Đa) yêu cầu một chủ cửa hàng kinh doanh ký cam kết không vi phạm lấn chiếm vỉa hè.

Cùng với quy hoạch, mở rộng vỉa hè và tái lập trật tự an toàn giao thông, thiết nghĩ, chính quyền các cấp cần phải vào cuộc quyết liệt hơn từ công tác tuyên truyền đến xử lý vi phạm để vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt, kinh doanh.

Việc tái lập trật tự đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện. Muốn vậy, ngoài trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành chức năng thì người dân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nếp sống văn minh, ý thức chấp hành các quy định pháp luật như: không dừng, đậu xe, buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; không vứt, xả rác bừa bãi; cùng chung tay xây dựng một đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh và hiện đại.

Quỳnh Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động