Tài chính cho chống biến đổi khí hậu và tham vọng đạt mức phát thải về "0" vào năm 2050

(LĐTĐ) Để đạt được mục tiêu chống biến đổi khí hậu, đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050 cần nguồn tài chính khổng lồ và đòi hỏi có sự tham gia của các bộ, ngành, doanh nghiệp.
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng cao Hướng tới thị trường tài chính hiện đại, minh bạch, bền vững Đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Bộ Tài chính vừa tổ chức tọa đàm bàn tròn về vấn đề tài chính đối với biến đổi khí hậu nhằm tìm ra các giải pháp huy động vốn trong bối cảnh ngân sách Việt Nam còn eo hẹp.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, Việt Nam luôn tích cực và chủ động tham gia với các đối tác quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, coi đây là cơ hội để chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp. Vấn đề tài chính cho chống biến đổi khí hậu là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh của Việt Nam, đồng thời, để thực hiện thành công cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26).

Hiện nay, các chương trình, dự án cụ thể đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường… khẩn trương xây dựng và rà soát. Trong các đợt làm việc, các Bộ đã đưa ra sơ bộ các chương trình dự án lớn để huy động các nguồn vốn từ Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế, ngân hàng, khu vực tư nhân… Việc huy động vốn là hết sức quan trọng trong bối cảnh ngân sách Việt Nam còn eo hẹp. Với những chương trình, dự án phải xác định giao cho khu vực tư nhân thực hiện cần phải đảm bảo hệ thống tài chính an toàn, đảm bảo quản lý nợ công bền vững, góp phần tăng trưởng bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực.

Tài chính cho chống biến đổi khí hậu và tham vọng đạt mức phát thải về
Cần huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo bà Caroly Turk - Giám đốc quốc gia World Bank (WB) tại Việt Nam, để thực hiện được những cam kết quan trọng tại COP26, đòi hỏi có sự tham gia của các bộ, ngành. Cam kết của Chính phủ Việt Nam nhằm đạt mức phát thải về 0 vào năm 2050 cũng như loại bỏ dần điện than vào năm 2040 là mục tiêu hết sức tham vọng. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn nhiều mục tiêu lớn và nhiều trụ cột khác trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Theo phương pháp mô hình hóa, phân tích giải pháp mà WB vừa thực hiện, để một Chính phủ vừa đạt mục tiêu tăng trưởng, vừa giảm phát thải ra môi trường mà không bị ảnh hưởng đến nhau đòi hỏi một nguồn lực rất lớn, lên đến hàng trăm tỷ USD.

Bà Caroly Turk cho rằng, một số lĩnh vực cần giảm phát thải như giao thông, nông nghiệp thì cần phải có sự tham gia của đầu tư công. Bên cạnh đó, Việt Nam có đường bờ biển rất dài, dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, miền Nam thì ảnh hưởng bởi nước biển dâng, xói lở bờ biển, nguồn nước khan hiếm nhiều nơi... Đây là những điểm rất quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế, tăng trưởng. Như vậy, cần huy động một số tiền lớn để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là điều Bộ Tài chính cần phải trao đổi trước tiên với các đối tác để tìm ra giải pháp với sự tham gia của các bên liên quan.

Tuy nhiên, theo phân tích của bà Caroly Turk, điểm thuận lợi của Việt Nam là có thể huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân rất lớn, phải tạo môi trường thông thoáng để khu vực tư nhân có thể đầu tư một cách dễ dàng, ít rủi ro. Điều đó đòi hỏi cần làm rất nhiều việc liên quan đến khu vực tài chính, ngân hàng, thị trường vốn để thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của khu vực tư nhân.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam cùng 146 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào giữa thế kỷ. 147 quốc gia này chiếm gần 90% lượng phát thải khí nhà kính và trên 90% GDP toàn cầu nên cam kết được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ngay sau COP26, Việt Nam đã nghiêm túc và nhanh chóng triển khai cam kết của mình thông qua việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban. Việt Nam đang tiếp tục tích cực để sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan, dùng một luật để sửa nhiều luật; nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch, biện pháp, lộ trình cụ thể; rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch có liên quan; huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu… để thực hiện các cam kết này.

Bảo Thoa

Nên xem

Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum bổ sung sữa non

Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum bổ sung sữa non

(LĐTĐ) Mới đây, Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người Việt với hệ dưỡng chất kép: phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG, giúp tăng đề kháng nhanh cho người lớn.
Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Để tập trung hoàn thành Quy hoạch Thủ đô theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng quy hoạch, ngày 29/9 tới, một hội thảo khoa học sẽ chính thức được tổ chức với sự tham gia của hơn 350 đại biểu.
TP.HCM: Bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã tử vong

TP.HCM: Bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã tử vong

(LĐTĐ) Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tích cực cứu chữa, nhưng bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã không qua khỏi.
TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang

TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
EVNHANOI: Cung cấp các dịch vụ điện hiệu quả đến khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ số

EVNHANOI: Cung cấp các dịch vụ điện hiệu quả đến khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ số

(LĐTĐ) Với việc ứng dụng công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã và đang cung cấp các dịch vụ điện đến khách hàng một cách hiệu quả, tiện lợi. Đặc biệt, EVNHANOI đã lắp đặt 100% công tơ điện tử cho hơn 2,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy vai trò nghệ nhân trong trao truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

Phát huy vai trò nghệ nhân trong trao truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 27/9, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Hội thảo Định hướng Quy hoạch Thủ đô sẽ tập trung thảo luận 3 khâu đột phá

Hội thảo Định hướng Quy hoạch Thủ đô sẽ tập trung thảo luận 3 khâu đột phá

(LĐTĐ) Sáng nay (27/9), Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Viện Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học “Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Tin khác

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!

(LĐTĐ) Cuộc đua “cho vay để trả nợ ngân hàng khác” với lãi suất thấp hơn đã và đang diễn ra trong những ngày đầu tháng 9 sau khi Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực. Không chỉ tại các ngân hàng cổ phần, các “ông lớn” Big4 cũng tham gia khiến cuộc đua về lãi suất giữa các ngân hàng ngày càng “nóng” hơn.
“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ

“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

(LĐTĐ) Ngày 14/9/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng 13 ngân hàng đối tác Nhật Bản tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023. Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023).
Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng

Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại mới thực hiện hỗ trợ lãi suất khoảng 681 tỷ đồng, tức mới giải ngân được khoảng 1,7% tổng quy mô gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.
Để tín dụng xanh “chảy mạnh”

Để tín dụng xanh “chảy mạnh”

(LĐTĐ) Từ năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Đến năm 2018, trong Chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến 2030, ngành Ngân hàng xác định phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại không chỉ tích cực cho vay với các dự án “xanh” mà ngày càng mở rộng quy mô tín dụng xanh, thông qua việc huy động vốn từ các định chế tài chính nước ngoài.
Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ

Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ

(LĐTĐ) Một số ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nhà nước không quản lý được thì cấm đối với việc mua bán xổ số online, mua hộ vé số. Về nội dung này, Bộ Tài chính khẳng định, pháp luật hiện hành không quy định cho phép bán vé số qua internet và việc mua vé số hộ.
BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD

BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD

(LĐTĐ) Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (do BIDV Ba Tháng Hai được giao ủy quyền) và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) diễn ra ngày mới đây tại TP.Hồ Chí Minh.
Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt

Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt

(LĐTĐ) Có thể tăng trưởng tín dụng giảm vì hạ lãi suất tiền gửi, song bù lại việc hạ lãi suất cho vay sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn được đưa vào sản xuất - kinh doanh sẽ tạo ra công ăn việc làm, lợi nhuận, phát triển kinh tế… rồi vốn lại trở về ngân hàng để quay vòng theo chu kỳ kinh tế như quy luật kinh tế.
Chờ đợi gì từ Thông tư 06?

Chờ đợi gì từ Thông tư 06?

(LĐTĐ) Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/9 tới. Một số quy định tại Thông tư 06 được đánh giá là sẽ tạo điều kiện cho người dân trong việc tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng, thuận tiện.
Câu chuyện tín dụng và “văn hóa” yêu nước

Câu chuyện tín dụng và “văn hóa” yêu nước

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng toàn hệ thống 7 tháng năm nay tăng trưởng thấp hơn so với trước đó.
Xem thêm
Phiên bản di động