Sức sống phố cổ

Quận Hoàn Kiếm sở hữu 3 di sản đô thị: Khu phố cổ, khu thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và khu phố thời thuộc địa. Mối lo toan lớn lao của người thủ đô giờ đây không chỉ còn là sự duy trì lâu bền và cải tạo thích ứng những tài nguyên văn hóa – vật chất đặc sắc ấy, mà còn ở chỗ làm sao cho chúng hợp kết lại và khang trang hơn để giữ vững và khẳng định vai trò đích thực với Thủ đô, mở rộng cơ ngơi ra hơn 3.000 ki lô mét vuông.
Buông lỏng quản lý biệt thự cổ
Giới thiệu nghệ thuật trà của người Hà Nội tại phố cổ
Du lịch phố cổ Hà Nội: Cầm vàng đừng để vàng rơi!

Thế nhưng, trên nền không gian đô thị mở rộng, trong vòng xoáy của công cuộc hiện đại hóa và đô thị hóa, khu di sản phố cổ ấy mới nhỏ bé làm sao - mảnh dẻ đến chừng nào - nếu nhìn ngắm cơ ngơi vật chất – kiến trúc – kỹ thuật khổng lồ đang dựng xây bốn phía, lấn ép về quy mô và đè bẹp về độ cao; xuyềnh xoàng đến tủi thân – nếu ước tính cái khối tài chính và kỹ thuật vun dồn vào cho việc kiến tạo cơ ngơi đô thị hiện đại.

Sức sống phố cổ
Chợ đêm Đồng Xuân.

Ấy vậy, khu di sản phố cổ của các cụ mình, xoay sở vun đắp hằng trăm năm, tuy chiếm dụng vỏn vẹn 82 ha (của 334.000 ha diện tích thành phố hôm nay), vẫn hẳn là một trị lượng, một tỉ trọng không dễ bề đong đếm về các phương diện lịch sử - văn hóa – kiến trúc đô thị, về sức hút và cả về độ lan tỏa. Ta thử tưởng tượng, hễ phố cổ - hồ Hoàn Kiếm và các phố thời thuộc địa vì lẽ nào đó, mà phai mờ đi, Hà Nội mình sẽ ra sao? Trong khi những gì kỳ vĩ đang mọc lên, những gì cao sang đang tích tạo ra khắp nơi, ba cái di sản, tài nguyên kia, chỉ Hà Nội có, chỉ chúng mới Hà Nội hơn cả.

Hình hài vật chất của phố phường Thăng Long xưa không vương lại trên mặt đất. Cái chúng ta hôm nay coi là di sản phố cổ chính là tàn dư của cấu trúc phố thị thay thế cho những gì vốn là phố phường của kinh đô xa xưa. Tuy thế, ta hoàn toàn có thể tin chắc rằng: Khởi đầu và đơn vị cấu thành mọi chốn thị thành ở ta, ngay cả ở thời cận đại, bao giờ cũng là phố. Người dân quê, bỏ cày cấy, lấy buôn bán làm kế sinh nhai, dựng nhà dựng quán hai bên đường, dọc bến sông, mở ra và duy trì dai dẳng nền kinh tế thị trường sơ khai.

Sức sống phố cổ
Phố Tạ Hiện.

Chốn thị thành Hà Nội xưa cũ cũng vậy. Dân cư, kẻ làm hàng và kẻ buôn bán, tụ tập về đông đúc, lập phường mở phố. Phố làm ăn phát đạt - nhà cửa san sát. Làm ăn kém - tá túc trong các ngõ, ngách, các xóm ven đô, nối liền phố phường với quê. Nơi ở - cửa hàng – nơi làm hàng, tất tật dưới mái một nếp nhà, đứng kề nhau, nhà mặt phố, nhà ống. Vì không còn là chốn kinh kỳ, nơi đây dân cư đa phần là dân buôn bán, dân làm hàng, công chức và giáo học cùng những người sinh sống để lại giữa quê và phố. Người phố, do bỏ quê chưa lâu, đem tay nghề và sản phẩm, đem lối sống lối nghĩ và, dĩ nhiên, cả cách thức làm nhà từ quê ra chốn thị thành.

Bởi thế mà, để ý kỹ, thấy kiến trúc nhà cửa, kiến trúc đình – đền – chùa – miếu, không khác xa lắm nơi thôn quê. Để ý kỹ, các món ăn ngon ở Hà Nội cũng có nguồn gốc khá trực tiếp thôn quê, xuất xứ tìm ra không khó. Chỉ có một điều: Hễ đã ra đến chốn thị thành, những món ăn thức uống chân quê chẳng mấy chốc được nâng cao, trở thành đặc sản Hà thành, đưa vào miệng là nhớ luôn, bởi cái chất quê chưa bị tẩy xóa.

Phố phường Hà Nội xưa cũ nhào luyện – hun đúc – tinh chế văn hóa sống thị thành, định hình mẫu người Hà Nội một thời, với những đức tính và phẩm chất như sáng ý, lanh lợi, chu đáo, lễ phép, nhún nhường… Sự chọn lọc trong cách nói, cách mặc, cách ăn và cách giao thiệp. Phố phường Hà Nội đã một thời, là một dạng đại siêu thị, một sự khởi đầu của nền kinh tế thị trường. Nhỏ bé mà tỏa sáng.

Vài chục năm trước, dòng chảy cuộc sống phố phường Hà Nội xưa cũ có những biến đổi. Người làm nghề buôn bán và làm hàng chuyển thành cán bộ, nhân viên, công nhân, thầy giáo. Mậu dịch và mậu dịch viên thay thế nền thương mại mà dân phố vốn thành thạo. Những căn nhà ống - vốn thuộc sở hữu một chủ, êm ái trở thành nhà tập thể. Chế độ phân phối bao cấp và cuộc chiến tranh kéo dài không thể không dẫn tới những biến đổi trong tâm tính con người, cộng và trừ, chưa ai làm nổi cái việc so đo, trước và nay. Nhận ra rõ nhất là người Hà Nội từ thuở ấy trở nên quả quyết hơn, linh hoạt hơn…

Thời nào – con người nấy. Đô thị nào - con người nấy. Và ngược lại.

Sức sống phố cổ
Phố đêm Hà Nội.

Chúng ta nhìn nhận khu phố cổ Hà Nội như là một sản phẩm lịch sử - văn hóa – xã hội – văn minh cộng yếu tố đô thị - kiến trúc đô thị; nhận biết ở di sản tổng hợp này dấu ấn của mọi giai đoạn và của mọi biến đổi, ngay cả của giai đoạn vừa mới trôi qua. Chúng ta tìm kiếm ở nó không chỉ những gì là kiệt xuất mà xem ra nó không sở hữu. Chúng ta nên nhận ra giá trị ở những gì là truyền thống, là đặc trưng, là nhân văn và quan trọng hơn cả, đích thực hàm chứa sinh lực cho sự phát triển tiếp nối. Nhìn nhận di sản như nó đang hiện hữu, tránh sự huyễn hoặc, bỏ qua những cái hữu thực đang mai một.

Hai mươi năm trước, chúng ta bắt tay vào công cuộc bảo tồn phố cổ đầy cam go với mọi chủ trương, chương trình, kế hoạch và dự án, nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Lý do: Khu 36 phố phường được coi là di tích, hàng trăm căn nhà và các công trình tín ngưỡng được đặt vào diện di tích. Mà, là di tích, ắt phải giữ nguyên.

Song, khu phố cổ là một cơ thể đô thị sống động, là địa bàn cư trú và làm ăn của ngót chục vạn người, nó đòi hỏi phải được duy trì trong dòng phát triển liên tục, kết hợp tự nhiên bảo tồn, cải tạo và phát triển. Người dân phố cổ, đương nhiên, tuân thủ cái lý cái lẽ của sinh tồn. Họ tự mở ra con đường cho sự giải quyết hai cục diện, tưởng như đối kháng giữa bảo tồn và phát triển. Công cuộc đổi mới mở đường cho họ nối tiếp dòng chảy xưa cũ, phục sinh kinh tế thị trường.

Để thực hiện công cuộc này, người dân phố cổ đã huy động những phẩm chất tinh khôn, tháo vát, mềm dẻo, bền bỉ… vẫn lưu truyền trong dòng máu. Huy động cả những phẩm chất sản sinh trong vài thập niên trước đó, chủ động – linh hoạt và sáng tạo, vượt qua những cản trở tưởng như trên sức người. Họ giải quyết khéo léo những bế tắc về sở hữu nhà đất và sự hạn chế đến độ tối thiếu về diện tích cho kinh doanh. Có nơi chỉ đặt được một cái tủ bày hàng mà cũng lập tiệm, nuôi sống cả gia đình. Họ cải tạo ngầm và công khai các không gian sống chật chội, xây cất cả trăm khách sạn, từ không sao đến vài sao. Họ mau lẹ bắt nhịp với nhu cầu và thị trường, có những con phố thay mặt hàng đến vài lần. Họ thích ứng nhanh lẹ với chiều hướng kinh doanh du lịch – dịch vụ, vừa thu hút và vừa thỏa mãn du khách. Khắc phục dần sự manh mún và nạn tạm bợ, phố cổ nay đã tươm tất hơn, thị thành hơn. Nó trở lại với hình mẫu đại siêu thị kiểu Á Đông xưa, song tân tiến hơn.

Cuộc sống vận động, nối dòng từ vốn liếng – di sản là tài nguyên và nguồn lực, đã khẳng định triết lý: Bảo tồn và phát triển là hai phạm trù không thể tách lìa trong sự tồn tại và phát triển của những di sản đô thị.

Qua hai thập kỷ chật vật với những nỗ lực bảo tồn di tích và di sản, các cơ quan quản lý và chuyên môn dường như đang đi đến những quan điểm và những chương trình hành động sát thực tế, bởi vậy mà khả thi. Đó là việc nhận thức khu phố cổ là di sản chứ không phải là di tích, trong khu di sản có di tích; đã là di sản thì cách ứng xử phải mềm mại hơn; cộng đồng hóa công cuộc giữ gìn và phát huy giá trị cùng tiềm năng của di sản…

Theo thời gian, các dự án trùng tu và phục sinh những công trình xưa cũ như nhà 87 phố Mã Mây, đình ở 38C phố Hàng Đào, đình Kim Ngân ở phố Hàng Bạc, chùa Huyền Thiên - phố Hàng Giấy, đền Quán Đế - phố Hàng Buồm, đền và trường học ở 40 phố Lãn Ông, cùng những thử nghiệm về chỉnh trang mặt phố Tạ Hiện và Lãn Ông v.v… là những thành công, đồng thời là những kinh nghiệm trong ứng xử phù hợp và khả thi với cơ ngơi – di sản phố cổ. Việc mở rộng phạm vi khu vực đi bộ và tổ chức các sinh hoạt văn hóa đường phố tại đây đã góp phần làm cho khu di sản phố cổ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn, ngập tràn chất đô hội. Mỗi đêm có hơn 5.000 du khách nước ngoài trú ngụ tại đây. Mỗi chiều tối, hàng ngàn người Hà Nội và du khách kéo nhau về đây - phố cổ không còn ngủ dài, nó đang cựa mình và biến thành tảng nam châm.

Khu phố cổ, khung cảnh hồ Hoàn Kiếm, các đường phố thời thuộc địa, hồ Tây, các làng cổ và làng cũ… cùng tạo nên phần hồn và khuôn mặt, chỉ riêng Hà Nội sở hữu. Trong công cuộc bứt phá của Thủ đô theo hướng hiện đại hóa, chúng cần ở ta sự chăm chút, duy dưỡng, nâng cấp và sự mở nới dòng cho phát triển.

GS. KTS Hoàng Đạo Kính

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích thành phố Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích thành phố Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Tối 29/5, tại Vincom Mega Mall Smart City (khu đô thị Vinhomes Smart City, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.
Phát huy tiềm năng sáng tạo của lao động nữ từ phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Phát huy tiềm năng sáng tạo của lao động nữ từ phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Thị ủy Sơn Tây, đặc biệt là Ban Nữ công LĐLĐ Thành phố, LĐLĐ Thị xã Sơn Tây đã chủ động xây dựng chương trình hoạt động nữ công và triển khai gắn với phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” tới 100% Công đoàn cơ sở.
Nắng nóng gay gắt, lượng điện tiêu thụ toàn quốc lần đầu “lập đỉnh” 1 tỷ kWh

Nắng nóng gay gắt, lượng điện tiêu thụ toàn quốc lần đầu “lập đỉnh” 1 tỷ kWh

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa phát đi thông báo cho biết, trong ngày 28/5, sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc đã đạt đỉnh kỷ lục mới là 1,0019 tỷ kWh. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỷ kWh.
Khởi tố 3 lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam

Khởi tố 3 lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam

(LĐTĐ) Ngày 29/5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, đồng thời đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 3 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam.
Giá xăng ngày 30/5 có thể giảm 800 đồng/lít

Giá xăng ngày 30/5 có thể giảm 800 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng dầu trên thị trường thế giới tuần qua ghi nhận liên tục giảm, điều này đã tác động đến giá xăng dầu trong nước. Theo dự báo của các chuyên gia, nếu các nhà điều hành không chi Quỹ Bình ổn giá, thì giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày mai (30/5), có thể được điều chỉnh giảm mạnh từ 600 - 800 đồng/lít.
Hà Nội: Tiêu thụ điện lập đỉnh cao nhất với 98,7 triệu kWh trong ngày 28/5

Hà Nội: Tiêu thụ điện lập đỉnh cao nhất với 98,7 triệu kWh trong ngày 28/5

(LĐTĐ) Theo Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI), ngày 28/5, mức tiêu thụ điện đã đạt 98,7 triệu kWh - mức cao nhất trong năm 2024. Công suất đỉnh cũng được thiết lập lúc 22h cùng ngày với 4.756 MW.
EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải tiến hệ thống quản lý Sức khỏe, An toàn và Môi trường và hỗ trợ cải tiến quy trình O&M cho các dự án thủy điện do cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Mới đây, đoàn công tác gồm 15 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tới tham quan, học tập kinh nghiệm tại Nhà máy thủy điện tích năng Coo danh tiếng ở Bỉ.

Tin khác

Đống Đa: Đẩy mạnh rà soát PCCC tại các nhà trọ, cho thuê

Đống Đa: Đẩy mạnh rà soát PCCC tại các nhà trọ, cho thuê

(LĐTĐ) Sau vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại phố Trung Kính khiến nhiều người thiệt mạng, quận Đống Đa yêu cầu các phường tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với các khu dân cư, cơ sở, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh… trên địa bàn.
Tăng cường kiểm soát, xử lý xe ba bánh tự chế

Tăng cường kiểm soát, xử lý xe ba bánh tự chế

(LĐTĐ) Thời gian qua, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 14 - Công an thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh tuần tra kiểm soát, xử lý xe ba bánh tự chế, xe chờ hàng "cồng kềnh" trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Bình Dương: Nổ lớn tại hầm chung cư, nhiều người bị thương

Bình Dương: Nổ lớn tại hầm chung cư, nhiều người bị thương

(LĐTĐ) Vụ nổ được xác định xảy ra tại hầm chung cư Sunrise, nằm trên đường 30/4, thuộc phường Phú Hòa, thành phố (TP) Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tín hiệu vui từ việc thu phí sử dụng vỉa hè

Thành phố Hồ Chí Minh: Tín hiệu vui từ việc thu phí sử dụng vỉa hè

(LĐTĐ) Sau thời gian thực hiện thí điểm cho thuê một phần vỉa hè, nhiều tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã trở nên ngăn nắp, trật tự hơn. Phần đường dành cho người đi bộ cũng được đảm bảo hơn, không còn tình trạng người đi bộ phải đi xuống lòng đường như trước.
Hiệu quả từ sự đồng thuận

Hiệu quả từ sự đồng thuận

(LĐTĐ) Xác định việc thực hiện dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa đã tăng cường chỉ đạo, kịp thời nắm bắt tình hình, từ đó có những đề xuất, nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai. Đặc biệt, hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng đến từ sự đồng thuận của người dân.
Quận Hoàng Mai: Người dân khổ sở vì ngõ nhỏ biến thành nơi tập kết rác

Quận Hoàng Mai: Người dân khổ sở vì ngõ nhỏ biến thành nơi tập kết rác

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, nhiều đoạn trong ngõ 587 đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị một số đối tượng đổ trộm rác thải. Rác để lâu ngày gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Phường Quán Thánh ra quân tổng vệ sinh môi trường, lập lại trật tự đô thị

Phường Quán Thánh ra quân tổng vệ sinh môi trường, lập lại trật tự đô thị

(LĐTĐ) Tại buổi ra quân, các lực lượng chức năng phường Quán Thánh, quận Ba Đình, đã tiến hành quét dọn tổng vệ sinh, thu gom và vận chuyển rác thải đến nơi quy định tại các tuyến đường trên toàn địa bàn, kiểm tra và hướng dẫn các hộ gia đình lật úp các dụng cụ chứa nước như chai, lọ, lốp xe.
Đồng Nai: Ưu tiên người dân bị ảnh hưởng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mua nhà ở xã hội

Đồng Nai: Ưu tiên người dân bị ảnh hưởng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Những hộ dân nằm trong diện giải tỏa để thực hiện Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu nhưng không đủ điều kiện để bố trí tái định cư theo quy định được ưu tiên mua nhà ở xã hội (NƠXH).
Những tuyến đường đầu tiên ở TP.HCM được thí điểm cho thuê vỉa hè

Những tuyến đường đầu tiên ở TP.HCM được thí điểm cho thuê vỉa hè

(LĐTĐ) Từ ngày 9/5, 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bắt đầu cho thuê vỉa hè để làm điểm kinh doanh, mua bán và ra mắt phần mềm “Tra cứu và đăng ký sử dụng tạm thời hè phố quận 1”.
Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội: Vì sao tiểu thương chưa muốn bỏ chợ tạm?

Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội: Vì sao tiểu thương chưa muốn bỏ chợ tạm?

(LĐTĐ) Trước thông tin UBND xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) có chủ trương xóa bỏ chợ chiều tại thôn Đoài, một số tiểu thương đang kinh doanh tại đây đã có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Đan Phượng và các cơ quan chức năng với mong muốn, chính quyền xem xét, lắng nghe nguyện vọng của dân, giúp giữ sinh kế cho hơn 100 tiểu thương tại chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động