Sức sống mãnh liệt của nón làng Chuông

Mặc dù, hiện mũ bảo hiểm là vật dụng gắn liền với người tham gia giao thông, nhưng nón vẫn không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt. Hình ảnh áo dài cùng chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng đẹp của phụ nữ Việt Nam. Đây cũng chính là cội nguồn sức sống mãnh liệt của làng nghề nón Chuông ở Hà Nội.
tin nhap 20160819114736 Hoài niệm xem phim rạp
tin nhap 20160819114736 Tiếng rao đổi hàng ở Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội chừng 30km, làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm nón hàng trăm năm qua. Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp như nón ba tầm cho các cô gái; nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng. Nhưng từ năm 1940 đến nay, những người thợ làng Chuông chỉ còn làm duy nhất một loại nón.

tin nhap 20160819114736
Nón làng Chuông nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.

Theo người dân ở đây, vật dụng làm nón gồm lá, chỉ và khung nón. Lá là chất liệu quan trọng làm nên chiếc nón được lấy từ hai loại cây giống như cây cọ, mọc ở những vùng đồi núi. Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta cắt về phơi khô 2 - 3 nắng, rồi đem ủi phẳng. Phải dùng khăn nhúng nước, hơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá cho thẳng. Các vòng tròn nhỏ dần đến chóp nón tạo ra khung nón.

Thường mỗi mối buộc được dùng guột hoặc mây bện lại rất chắc chắn và đẹp mắt. Công đoạn làm khung nón được cho là khó nhất bởi nó quyết định đến độ tròn và sự bền chắc của một chiếc nón. Nón làng Chuông trông đơn giản, nhưng đòi hỏi rất công phu, tỉ mỉ khi làm. Khung nón làm bằng tre ngâm kỹ vừa dẻo dai lại rắn chắc, gồm 16 vành. Ðây được coi là công thức bắt buộc đã chọn lọc phù hợp với thực tế thông qua bao đời người thợ làm nón Chuông.

Nón làng Chuông giờ đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Ngôi làng nhỏ luôn tấp nập khách ra vào. Khách đến làng không chỉ để đặt hàng mà còn muốn tham quan, tận mắt chứng kiến việc làm nón. Thế nhưng, điều lạ là không biết rõ ai là ông tổ của nghề nón, chỉ nghe tổ tiên kể lại chiếc nón ra đời và gắn bó với mảnh đất Chuông giàu văn hóa từ thuở nào. Những chiếc nón trắng đặc trưng của làng từ thời phong kiến đã từng được tiến cung dâng hoàng hậu, công chúa trong cung cấm.

“Nón làng Chuông đã có thời gian dài liêu xiêu, người dân bỏ nghề ra trung tâm Thủ đô kiếm sống. Nhưng, với cách làm mới, mở rộng thị trường, giữ gìn nét đẹp áó dài gắn liền với nón lá của người phụ nữ Việt Nam, người làng Chuông đã vượt qua khó khăn và phát triển” - đại diện một doanh nghiệp nón làng Chuông cho biết.

Theo lịch sử ghi lại, ông Hai Cát là người có công mang nón Xuân Kiều (còn gọi là nón Ba Đồn) về làng sản xuất thay cho các loại nón cổ. Năm 1930, ở hội chợ Đấu Xảo - Hà Đông, nón của ông Hai Cát đã được đánh giá rất cao và chính quyền sở tại đã cấp giấy hành nghề, được Hiệp hội Hàng nón chứng nhận chất lượng cao hơn nón Huế, ông đã trở về bản quán với nghề làm nón mới cùng với 6 cái giấy phép dạy nghề làm nón xuyên suốt từ Hà Đông, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.

Chợ nón làng Chuông họp theo phiên, vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch hằng tháng. Có 6 phiên một tháng và 72 phiên chợ trong một năm. Thời hoàng kim, cả làng lúc nào cũng sáng đèn, như một công trường thu nhỏ. Nhưng, nón làng Chuông cũng có những giai đoạn vô cùng khó khăn, bởi mũ thời trang phát triển rầm rộ, rồi thì mọi người đi xe gắn máy đều buộc phải đội mũ bảo hiểm, nên sức tiêu thụ nón lá giảm mạnh. Dù vậy, nhưng người làng Chuông vẫn quyết tâm vượt qua cơn “khủng hoảng” đó để giữ nghề mà cha ông đã lưu truyền hàng trăm năm nay.

Nón làng Chuông ngoài việc tham gia vào nhiều sự kiện như SEA Game 22, APEC 2006 và nhiều hội chợ quốc tế, người dân đã nhanh chóng chuyển đổi thói quen sản xuất truyền thống nhỏ lẻ sang hướng liên kết, chuyên môn hóa, hình thành bộ phận chuyên cung cấp nguyên vật liệu và bộ phận gom hàng giải quyết đầu ra. Nón làng Chuông đã xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore. Việc quảng bá du lịch đã lan tỏa đi nhiều nước, nên xã đã thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài đến tham quan.

Hiện xã Phương Trung có khoảng 3.000 hộ (chiếm 95%) làm nón, mỗi ngày sản xuất trên 2.000 chiếc. Các cụ từ 80 đến 90 tuổi ở Phương Trung vẫn tham gia làm nón, có cụ khâu được 2 chiếc/ngày, tiền lãi được khoảng 50.000 đồng. Làng cũng đã xuất hiện những doanh nghiệp trẻ sản xuất và kinh doanh nón mạnh dạn, tiên phong và làm giàu từ nón.

Lê Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

(LĐTĐ) Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Xem thêm
Phiên bản di động