Sức mua sắm giảm mạnh sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Tăng “sức đề kháng” cho nền kinh tế | |
Kinh tế thế giới rơi vào báo động đỏ vì "bão" Covid |
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5/2020 đã khởi sắc, tăng 26,9% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung, 5 tháng đầu năm, con số này giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu loại trừ yếu tố giá cả thì sức mua của nền kinh tế - biểu thị qua chỉ số bán lẻ hàng hóa đã giảm tới 8,6% so với cùng kỳ.
Cùng với chỉ số về tổng mức bán lẻ, tốc độ tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ là 1%, con số này quá thấp so với mức tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019. Đây là hệ lụy của sức mua suy giảm, bao gồm cả sức mua của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sức mua suy giảm sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước. (Ảnh minh họa) |
Theo ý kiến các chuyên gia kinh tế, những con số này là rất đáng lo ngại trong bối cảnh kinh tế hiện nay, bởi sức mua quá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Cũng vì sức mua suy giảm, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến “sức khỏe” của hệ thống doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay là kích cầu thị trường nội địa với quy mô gần 100 triệu dân.
Bởi, thị trường nội địa đang là điểm tựa giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất và vượt qua đại dịch. Về lâu về dài, sự phát triển của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa Việt một cách mạnh mẽ, có tính cạnh tranh cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhận xét, thị trường nội địa đang phát triển có thể bổ sung một phần hoặc thậm chí đối trọng với thị trường nước ngoài. Đến nay, gần 1/6 dân số Việt Nam đã gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu. Với tốc độ hiện tại, mỗi năm sẽ có thêm 1 triệu người Việt Nam tham gia nhóm này. Tầng lớp trung lưu mới nổi sẽ tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực thông qua sử dụng nguồn lực hiệu quả và đổi mới, sáng tạo hơn.
Nhiều ý kiến khác thì nhận định, thị trường nội địa được xem là “cứu tinh” cho nhiều doanh nghiệp, cho nền kinh tế, nên rất cần các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước đồng thời với hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, bán lẻ. WB cho rằng, hành vi của người tiêu dùng sẽ thay đổi, một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần hỗ trợ để điều chỉnh mô hình kinh doanh trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, trong điều kiện còn nhiều khó khăn hiện nay, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là tiếp tục phòng, chống dịch bệnh cho hiệu quả, có như vậy, người dân, doanh nghiệp mới yên tâm làm ăn, sản xuất kinh doanh. Song song với đó là kích thích tiêu dùng sản xuất trong nước.
Chính phủ cũng đã có một số động thái kích cầu, liên quan đến đầu tư, gói giải ngân đầu tư công, đầu tư tư nhân. Trong đó, gói 62.000 tỷ cũng là 1 phần để kích thích tiêu dùng, giúp đỡ người nghèo. Sắp tới, tiếp tục thúc đẩy kích cầu du lịch, mua bán, sản xuất kinh doanh trong nước, nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ được đẩy lên, nhất là trong bối cảnh tiêu dùng cá nhân tương đương với 80% GDP của Việt Nam.
Tại phiên họp thường kỳ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta đã chỉ đạo với tinh thần kiên quyết không lùi bước trước thách thức; đổi mới sáng tạo trong điều hành, không cắt đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ động thu hút đầu tư ngay từ trong nước”. Đây cũng là cơ hội quan trọng để vươn lên, tận dụng tốt thời cơ phát triển đi đôi với kiểm soát tốt dịch bệnh.
Thủ tướng yêu cầu, để hồi phục kinh tế sau đại dịch, cần đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa, cả về tiêu dùng cá nhân, thương mại dịch vụ.
Nhận định về chỉ đạo này của Thủ tướng, các doanh nghiệp đều cho rằng, đẩy mạnh khôi phục và kích cầu từ thị trường nội địa là “mũi tiến công” phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay. Trong khi tình hình dịch bệnh trên thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, việc mở cửa thị trường từ bên ngoài còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì việc tập trung đẩy mạnh cung - cầu từ thị trường nội địa là rất cần thiết./.
Theo Chung Thủy/vov.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết
Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Tin khác
Cập nhật tỷ giá sáng 25/12: Đồng USD giữ vững đà tăng
Thị trường 25/12/2024 09:36
Cập nhật giá vàng sáng 25/12: Đồng loạt sụt giảm
Thị trường 25/12/2024 09:28
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Thị trường 25/12/2024 07:43
Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan
Thị trường 24/12/2024 16:42
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Thị trường 24/12/2024 11:38
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Thị trường 24/12/2024 08:47
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20