Tăng “sức đề kháng” cho nền kinh tế
Đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để tạo sức bật cho nền kinh tế | |
Dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy nền kinh tế nền tảng số |
Hàng loạt giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp bị thiệt hại
Để đối phó với các tác động tiêu cực của dịch bệnh, bên cạnh việc tập trung đáp ứng đủ nguồn vốn cho nền kinh tế với lãi suất thấp hơn, hệ thống ngân hàng đã chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như: Giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ; đặc biệt là ban hành Thông tư 01 ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kể cả khoản gốc và lãi đối với khoản vay đến hạn trả nợ.
Ngành Ngân hàng đóng góp gần 140 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 |
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thống đốc NHNN, hệ thống ngân hàng đã vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp thể hiện sự đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng người dân, doanh nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng. Nhiều ngân hàng thương mại đã công bố giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, tính từ đầu năm 2020, VietinBank đã triển khai nhiều chương trình tín dụng khác nhau, thực hiện cho vay mới, hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất thấp cho khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, VietinBank đã giảm từ 0,5 - 1,5% lãi suất tùy theo khách hàng và tùy từng mục đích vay vốn cho gần 3.000 khách hàng.
Không chỉ VietinBank, một loạt ngân hàng cũng đưa ra giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh này như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm (đối với các khoản vay bằng VND) cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã triển khai gói tín dụng quy mô 25.000 tỷ đồng với nhiều ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ ngân hàng, đặc biệt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 2%/năm so với lãi suất thông thường.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) cũng triển khai gói giảm lãi suất vay ưu đãi từ 2 - 4,5% cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trong cả nước. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng thiết kế nhiều gói tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng trong mùa dịch Covid 19 như 10.000 tỷ đồng cho hỗ trợ bình ổn giá hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, lãi suất linh hoạt chỉ từ 6,5%/năm dành cho doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho các chuỗi siêu thị cho người dân; dành 5.000 tỷ đồng tài trợ ưu đãi; dành 3.000 tỷ đồng tài trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị-vật tư y tế nhằm đáp ứng nhu cầu đối phó dịch bệnh…
Song song với các giải pháp về tín dụng, NHNN đã hai lần liên tiếp chỉ đạo Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), các Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ thanh toán và điều chỉnh giảm giá sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thanh toán trực tuyến và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đối phó với dịch bệnh cũng như góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Napas đã 2 lần giảm phí dịch vụ, còn tính từ năm 2019 đến nay, Napas đã thực hiện 5 lần giảm phí dịch vụ. Sau hai lần giảm phí trong năm 2020 đã có trên 63% giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua Napas được tiếp tục giảm phí trực tiếp cho khách hàng sử dụng dịch vụ với sự tham gia của gần 100% các ngân hàng. Theo đó, tổng số tiền phí mà các ngân hàng giảm cho các khách hàng trong cả hai lần giảm phí khoảng 560 tỷ đồng.
Tại buổi Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid–19 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức mới đây, hệ thống ngân hàng đã có 15 ngân hàng thương mại đóng góp gần 140 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự nỗ lực, đồng hành và chia sẻ khó khăn của ngành Ngân hàng đối với người dân, doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Với số tiền ủng hộ trên, các ngân hàng nói riêng, toàn ngành ngân hàng nói chung mong muốn chung tay cùng Đảng, Nhà nước có thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân.
Vượt khó để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế
Nỗ lực của ngành Ngân hàng đang từng bước giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Nhưng ở chiều ngược lại, ngành Ngân hàng cũng đang đối mặt với những rủi ro, đặc biệt liên quan đến nợ xấu.
Đại diện các ngân hàng thương mại khẳng định sẽ tiếp tục có những chính sách mới phù hợp nhằm hỗ trợ cộng đồng, khách hàng vượt qua khó khăn |
Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, Việt Nam là quốc gia vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu, khi xuất khẩu khó khăn thì dòng tiền để trả nợ ngân hàng gần như bị đứt. Chính vì doanh nghiệp gặp khó đã dẫn đến tình trạng tín dụng trong 2 tháng đầu năm chỉ tăng thêm chưa đầy 5.000 tỷ đồng.
Theo ước tính của NHNN, với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu (nội bảng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ) sẽ ở mức 2,9-3,2% đến cuối quý II và từ 2,6-3,0% đến cuối năm 2020. Với trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn và được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ này sẽ ở mức gần 4% vào cuối quý II và 3,7% cuối năm 2020 và còn có thể cao hơn, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và khả năng phục hồi của các tổ chức tín dụng yếu kém. |
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế của NHNN, cho rằng mức tăng trưởng tín dụng khá thấp của những tháng đầu năm cho thấy các doanh nghiệp đang rất khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh do bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Các chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, có những doanh nghiệp thu hẹp, thậm chí tạm dừng hoạt động nên không vay tiền làm gì, vì vậy nhu cầu vay vốn trên thị trường không nhiều.
Ngành ngân hàng có nỗ lực đến đâu đi chăng nữa mà bối cảnh dịch bệnh kéo dài thì hiệu quả của các gói siêu tín dụng đều vô cùng hữu hạn. Vốn cho nền kinh tế không thiếu, quan trọng là khả năng hấp thụ.
Báo cáo nghiên cứu của công ty chứng khoán SSI mới đây đánh giá ngành ngân hàng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch Covid-19 đang lan rộng toàn thế giới. Vì thế, ngoài giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng đặt ra lo ngại về việc gia tăng nguy cơ nợ xấu.
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng đến nay đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Theo ước tính của NHNN, với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu (nội bảng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ) sẽ ở mức 2,9-3,2% đến cuối quý II và từ 2,6-3,0% đến cuối năm 2020.
Với trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn và được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ này sẽ ở mức gần 4% vào cuối quý II và 3,7% cuối năm 2020 và còn có thể cao hơn, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và khả năng phục hồi của các tổ chức tín dụng yếu kém.
Như vậy, chính ngành Ngân hàng cũng đang gặp phải nguy cơ suy giảm chất lượng nợ. Trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại sẽ phải chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh, dùng các biện pháp tiết giảm chi phí, cải thiện năng suất lao động tối đa, duy trì hiệu quả kinh doanh…
Mặc dù vậy, đại diện các ngân hàng thương mại vẫn khẳng định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đánh giá sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 để có những chính sách mới phù hợp nhằm hỗ trợ cộng đồng, khách hàng vượt qua khó khăn.
Có thể nói, sự đồng hành, giúp sức và chấp nhận thiệt thòi của ngành Ngân hàng trong giai đoạn khó khăn sẽ khiến cho người dân, doanh nghiệp yên tâm hơn. Những nỗ lực, hành động quyết liệt của toàn hệ thống ngân hàng cùng chung tay góp sức giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế đáng được ghi nhận.
Vũ Quế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35