Sửa đổi quy định về kiểm định chương trình đào tạo đại học và cao đẳng sư phạm

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 về kiểm định chương trình đào tạo đại học và cao đẳng sư phạm (Thông tư 04) và thay thế các Thông tư có liên quan.
Dự kiến một số điểm mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên Góp ý quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục

Theo Bộ GD&ĐT, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ban hành kèm theo Thông tư 04 được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đạo tạo phiên bản 3.0 của Tổ chức bảo đảm chất lượng thuộc mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Đông Nam Á (AUNQA). Khi AUNQA cải tiến bộ tiêu chuẩn đánh giá lên phiên bản mới (4.0), Việt Nam cần cập nhật để vừa phù hợp trong điều kiện của Việt Nam vừa bảo đảm sự hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là trong thời gian Bộ GD&ĐT xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ giáo dục của Việt Nam với Khung trình độ ASEAN và sửa đổi bổ sung khung trình độ quốc gia Việt Nam trong năm học 2024 - 2025.

Khác với Thông tư 04, dự thảo Thông tư sửa đổi đã tích hợp hướng dẫn chuyên môn và biểu mẫu vào các phụ lục kèm theo. Bộ tiêu chuẩn trong dự thảo Thông tư sửa đổi gồm 8 tiêu chuẩn và 52 tiêu chí kèm theo Phụ lục hướng đánh giá tiêu chí và Phụ lục các biểu mẫu. So với Thông tư 04, dự thảo Thông tư sửa đổi rút gọn từ 11 tiêu chuẩn xuống 8 tiêu chuẩn, khắc phục được sự chồng chéo khi đánh giá theo tiêu chuẩn của Thông tư 04.

Sửa đổi quy định về kiểm định chương trình đào tạo đại học và cao đẳng sư phạm
Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định 10 tiêu chí điều kiện là các tiêu chí bắt buộc để chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh minh hoạ

Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định 10 tiêu chí điều kiện là các tiêu chí bắt buộc để chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đây là quy định đang được tổ chức FIBAA áp dụng (có 29/4 tiêu chí), quy định này cũng phù hợp với bối cảnh và thực trạng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tại Việt Nam hiện nay. Kết quả phân tích kiểm định chất lượng của hơn 1,2 nghìn chương trình đào tạo được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước từ năm 2017 đến nay cho thấy các tiêu chí không đạt (dưới 4 điểm theo quy định tại Thông tư 03, 38) chủ yếu về thiết kế, xây dựng và đánh giá chương trình như các tiêu chí: TC1.2; TC 2; TC3.1; TC5.1, 5.3; và TC10.3, 10.6 và TC11.5. Điều này cũng cho thấy việc xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn đầu ra và việc đánh giá người học; lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan phục vụ cải tiến chất lượng chương trình đào tạo đang là điểm yếu, cần thiết phải có quy định để các trường quan tâm thực hiện.

Dự thảo Thông tư sửa đổi thay đổi cách đánh giá tiêu chí tiêu chuẩn và chương trình đào tạo phù hợp với thông lệ quốc tế về kiểm định chất lượng. Theo quy định tại Thông tư 04 đánh giá tiêu chí gồm 7 mức từ 1-7; dự thảo sửa đổi hiện còn 2 mức (đạt/không đạt). Cách tiếp cận đánh giá tiêu chí 7 mức phù hợp để giúp phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong ở giai đoạn đầu mới làm quen và định hình mô hình quản lý chất lượng mà AUNQA tiếp cận xây dựng phù hợp với trình độ các cơ sở giáo dục đại học trong các nước ASEAN. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phổ biến trong kiểm định chất lượng nhiều quốc gia và các tổ chức kiểm định quốc tế, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã thực hiện kiểm định đến chu kỳ 2 và có khoản 10 năm kinh nghiệm triển khai hoạt động kiểm định chất lượng đại học, nên cần điều chỉnh cách đánh giá.

Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung quy định để mở rộng quyền của tổ chức kiểm định trong việc phát triển các công cụ đánh giá ngoài. Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, quy trình và chu kỳ kiểm định. Trên cơ sở bộ khung 8 tiêu chuẩn 52 tiêu chí đánh giá cơ sở đào tạo do Bộ GD&ĐT ban hành, các tổ chức kiểm định được xây dựng hướng dẫn chuyên môn, các tiêu chí tích hợp đánh giá các chương trình đào tạo thuộc ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ. Phù hợp với nguyên tắc độc lập trong hoạt động kiểm định của các tổ chức kiểm định trong nước được quy định tại Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học hiện hành. Quy định này giúp các tổ chức kiểm định trong nước đáp ứng yêu cầu của tiêu chí liên quan trong hoạt động đánh giá ngoài (kiểm định của kiểm định) khi mời các các tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tế đánh giá hoạt động của các tổ chức kiểm định (Tổ chức AQUAN, EQAR…).

Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về hình thức đánh giá, số lượng, thành phần của đoàn đánh giá ngoài, các phiên họp hội đồng và việc số hoá minh chứng, phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Điều chỉnh các quy định liên quan đến yêu cầu đối với kiểm định viên tham gia đoàn dánh giá ngoài, trách nhiệm của trưởng đoàn, thư ký đoàn, giám sát đoàn, thực tập viên, thành viên hội đồng kiểm định phù hợp với thực tế.

Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong việc cam kết về việc bảo đảm việc duy trì ngành, tự đánh giá đạt chuẩn chương trình đào tạo, giảm tài việc hành chính đối với kiểm định viên, để thực hiện đúng tinh thần của kiểm định chất lượng đó là tư vấn, hỗ trợ. Quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GD&ĐT và việc phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.

Đối với việc tích hợp vào dự thảo Thông tư sửa đổi Phụ lục I - Hướng dẫn đánh giá tiêu chí được xây dựng theo nguyên lý và theo định hướng PDCA; gợi ý và giúp cho các trường chủ động trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm chất lượng theo chu trình PDCA và giúp kiểm định viên kiểm tra cách trường vận hành, hoạt động để tạo ra minh chứng. Hướng dẫn không đưa ra các yêu cầu định lượng gắn với việc "có minh chứng" để hạn chế việc đối phó trong quá trình tạo ra minh chứng cung cấp cho đoàn đánh giá ngoài.

Theo dự thảo Thông tư sửa đổi, số biểu mẫu, số trang trong báo cáo tự đánh giá, báo cáo đánh giá ngoài... đều giảm so với quy định trong Thông tư 04.

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 04 sau khi được ban hành sẽ bãi bỏ các Thông tư quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo một số ngành đặc thù do quy định của các Thông tư này không tương thích với quy định hiện hành về cách đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - Nhật Bản

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung, hiện có nhiều quốc gia “đặt hàng” Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản về lao động để duy trì số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản tương đương con số của năm 2023.
Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ cháy nhà hàng Star, số 67Y Phó Đức Chính

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ cháy nhà hàng Star, số 67Y Phó Đức Chính

(LĐTĐ) Sáng 17/8, Công an thành phố Hà Nội thông tin vụ cháy tại nhà hàng Star (số 67Y Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình). Quá trình chữa cháy, 1 chiến sĩ thuộc Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an quận Ba Đình bị ngạt khói được đưa đi cấp cứu, hiện sức khỏe ổn định. Vụ cháy không có thiệt hại về người.
Bắt giữ tài xế lái ô tô hất cô gái lên nắp capo

Bắt giữ tài xế lái ô tô hất cô gái lên nắp capo

(LĐTĐ) Tối 16/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình (TP.HCM) bắt giữ ông Nguyễn Minh Đức (46 tuổi, ngụ quận Tân Phú), để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.
Bắt hướng dẫn viên trong vụ 6 người bị đầu độc ở Thái Lan

Bắt hướng dẫn viên trong vụ 6 người bị đầu độc ở Thái Lan

(LĐTĐ) Một tháng sau khi vụ 6 người Việt bị đầu độc làm chấn động Bangkok diễn ra, cảnh sát Thái Lan bắt giam Phan Ngoc Vu, hướng dẫn viên cho đoàn người Việt.
Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

(LĐTĐ) Thường trực Chính phủ thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thực hiện trong 3 tháng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/8: Ngày nắng, đêm và chiều tối có nơi có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/8: Ngày nắng, đêm và chiều tối có nơi có mưa

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/7/2024, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và chiều tối có lúc có mưa rào và dông; ngày nắng. Gió nhẹ.
Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 4 dự án Luật

Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 4 dự án Luật

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 4 dự án Luật và xem xét, quyết định việc bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 16/8, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Kết nối giải đáp thách thức phát triển Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và Tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhà trường - Doanh nghiệp”.
Liên quan việc học sinh bị “dừng đào tạo”: Nhà trường đã thu hồi quyết định

Liên quan việc học sinh bị “dừng đào tạo”: Nhà trường đã thu hồi quyết định

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc một học sinh lớp 12 của Trường Trung học phổ thông (THPT) Ngô Quyền - Đông Anh bị nhà trường thông báo “dừng đào tạo” với lý do không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của phụ huynh, nhà trường đã thu hồi quyết định.
Đẩy mạnh phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng trường học

Đẩy mạnh phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng trường học

(LĐTĐ) Công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, số trường tư thục tăng cả về số lượng và chất lượng. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng trường học cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải quyết các dự án.
Phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học

Phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các Sở GD&ĐT tiếp tục xây dựng hạ tầng số quốc gia về học tập, kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học...
Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục

Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Tiếp tục củng cố, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục là một trong những nhóm nhiệm vụ của giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Bộ GD&ĐT công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin gây phiền hà cho người dân

Bộ GD&ĐT công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin gây phiền hà cho người dân

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Quyết định số 2140/QĐ-BGDĐT về việc công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp đối với các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường bảo đảm quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của học sinh

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường bảo đảm quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc một học sinh lớp 12 của Trường Trung học phổ thông (THPT) Ngô Quyền - Đông Anh bị nhà trường thông báo "dừng đào tạo" với lý do không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, đảm bảo quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của học sinh.
Giảm áp lực nhờ tiện ích từ chuyển đổi số

Giảm áp lực nhờ tiện ích từ chuyển đổi số

(LĐTĐ) Từ kết quả thí điểm đối với cấp tiểu học, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ triển khai học bạ số tại tất cả các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố từ năm học 2024 - 2025. Đây là bước đi cần thiết, hợp lý để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
5 học sinh Hà Nội dự thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế

5 học sinh Hà Nội dự thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế

(LĐTĐ) Ngày 14/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ xuất quân tham dự kỳ thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động