Bản hùng ca trên sông Bạch Đằng
“Dấu ấn” của những hội viên cao tuổi | |
Những góc nhìn cuộc sống qua “Vũ điệu tuổi thơ” |
Tự hào đất Đường Lâm
Tối 20/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 – 2019).
Tái hiện trận chiến Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng tại Lễ dâng hương kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương |
Tại buổi lễ, các vị lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo Thành phố đã cùng nhân dân ôn lại trang lịch sử hào hùng. Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định rằng, đầu năm 939, Anh hùng dân tộc Ngô Quyền quyết định xưng Vương lập nên nhà Ngô, định đô tại Cổ Loa đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại của lịch sử đất nước.
Kể từ mùa xuân Kỷ Hợi năm 939 đến mùa xuân Kỷ Hợi năm nay đã tròn 1080 năm lịch sử. Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ ông cha đã chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, khẳng định vị trí, tầm vóc và giá trị lịch sử vô cùng to lớn sự nghiệp trung hưng đất nước của Anh hùng dân tộc Ngô Quyền trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, Lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình và ý thức độc lập, tự chủ, tự lập, tự cường của dân tộc, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa sâu sắc về sự kiện trọng đại, có sức lan tỏa rộng khắp trong nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Mô phỏng trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 938 |
Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền là một chiến công hiển hách, đời đời bất diệt, là cột mốc bản lề, một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử đất nước Việt Nam, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc và mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài và phát triển rạng rỡ văn trị, võ công của dân tộc Việt Nam. Sau ngày chiến thắng, vào mùa Xuân năm 939, Ngô Quyền kéo đại quân về Cổ Loa để khẳng định sự tiếp nối sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ đời Hùng Vương, An Dương Vương, khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập non trẻ vừa giành lại được.
Ngô Quyền quyết định bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, mở nước, xưng Vương, lập ra triều Ngô và đóng đô trong tòa thành Cổ Loa cổ kính của An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc. Cùng với việc lên ngôi, Ngô Vương Quyền còn đặt ra các chức quan văn, quan võ, quy định quan chế, các nghi lễ trong triều…
Tại Lễ dâng hương, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, đồng chí Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội đã kính cáo trước anh linh Vua Ngô Quyền về những kết quả thành phố đã đạt được trong những năm qua, nguyện quyết tâm phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu mạnh. Theo đó, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI và Kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao; văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao; an ninh – quốc phòng được giữ vững và tăng cường, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2019, bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn, thách thức, là năm thành phố Hà Nội tiếp tục chọn chủ đề công tác: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp nối lịch sử hào hùng của dân tộc, truyền thống ngàn năm hiến, Thủ đô quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ; chủ động đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại… |
Sự kiện Ngô Quyền dựng nước, xưng Vương, định đô tại Cổ Loa là kết tinh của lịch sử nghìn năm chống Bắc thuộc của cả dân tộc. Trận chiến lịch sử Bạch Đằng toàn thắng đánh dấu một bước tiến dài và căn bản của lịch sử Việt Nam. Với chiến công oanh liệt năm 938 trên sông Bạch Đằng và việc xưng Vương năm 939, Ngô Quyền được lịch sử tôn vinh là Tổ Trung Hưng của dân tộc Việt Nam, chỉ đứng sau Thủy Tổ dựng nước Hùng Vương.
Trong không khí thành kính, trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo Thành phố cùng các vị đại biểu đã nghe đọc chúc văn; dâng hương, hoa, lễ vật, bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của vị vua.
Vị tướng trí dũng
Ngô Quyền sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm. Cha là Ngô Mân làm chức châu mục Đường Lâm. Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, có trí dũng.Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, đoán có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền.
Ngô Quyền lớn lên có khuôn mặt khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, sức có thể nâng được vạc bằng đồng. Khi trưởng thành, Ngô Quyền nổi tiếng là một trang hào kiệt, văn võ toàn tài.
Năm 907, Vua Nam Hán là Lưu Cung xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3.000 con nuôi, mưu đồ phục quốc. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán.
Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Cuối năm 938 – Hoằng Thao thống lĩnh đội thủy quân gồm 20 vạn quân và hàng ngàn chiến thuyền theo bờ biển vùng Đông Bắc ồ ạt tiến vào nước ta. Với tài thao lược tuyệt vời, Ngô Quyền đã chỉ huy quân làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.
Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944. Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "Vua đứng đầu các vua", là vị Tổ Trung hưng của Việt Nam.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51