Sống như đứa trẻ quê

(LĐTĐ) - "Á! Mẹ ơi! Mẹ ơi cứu con! Cái con…, có một cái con gì ấy…, kinh khủng quá mẹ ơi…!". Bé Mi mặt trắng bệch, cắt không ra giọt máu, hốt hoảng chạy bổ vào nhà ôm chầm lấy bà ngoại vừa khóc vừa rúc vào lòng bà thổn thức. Nó chỉ chỉ tay ra ngoài vườn, nơi mà có “một cái con gì kinh khủng ấy” làm nó sợ, nức nở cầu cứu bà. Còn “cái con kinh khủng ấy” thì đang giương hai con mắt vô tội ngơ ngác, ngó nghiêng, huơ huơ hai cái càng xinh xắn nhìn Mi như nhìn sinh vật lạ…
Mùa Khai giảng yêu thương! Bỏ phố về quê: Cuộc hành trình không phải ai đi cũng đến Mùa tựu trường không thể nào quên

Đó là câu chuyện của bốn tháng trước. Cái con “kinh khủng” làm Mi sợ đó là một con Bọ ngựa. Lần đầu tiên trong đời, đứa trẻ con thành phố 6 tuổi, non nớt, nhìn thấy nó hôm được ba mẹ cho em về quê thăm ông bà ngoại.

Bốn tháng sau, Mi trực tiếp dùng tay bắt cái con “kinh khủng” kia đem ra lêu lêu trước mặt đám trẻ con hàng xóm rồi ngửa mặt lên cười nắc nẻ. Tiếng cười, nói vang khắp khu vườn quê yên ả.

Mi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Dịp nghỉ lễ 30/4, em được ba mẹ cho về quê chơi với ông bà ngoại. Đúng lúc Hà Nội bùng phát dịch, ba mẹ gửi Mi ở lại quê với ông bà. Đã đến ngày khai trường, dịch còn phức tạp, Mi vẫn chưa được về lại Hà Nội để đi học. Hơn 4 tháng trôi qua, giờ Mi đã là một “đứa trẻ quê” thực thụ. Mi nhảy dây, búng bi vèo vèo. Chiều nào em cũng theo lũ bạn trong xóm đi thả diều, đá bóng, hò hét khắp triền đê. Mặt, mũi, tay chân lúc nào cũng lấm lem, tóc tai vàng hoe, rối bù. Ấy vậy mà có bận em ngồi trong lòng bà ngoại, bà thủ thỉ: “Mấy nữa Mi về Hà Nội đi học, Mi có nhớ bà không?” Em vòng tay ôm chặt lấy bà, lắc đầu nguầy nguậy: “Mi không về nữa đâu, Mi thích ở đây với bà, Mi thích chơi với các bạn, bà nói với bố mẹ cho Mi ở lại nhé, Mi muốn ở quê một trăm năm luôn!”.

Buổi chiều, trên chiếc cầu nho nhỏ bắc qua con sông tuổi thơ của lũ trẻ con nghèo xóm Thượng.

Có một bé trai tầm tám, chín tuổi cởi trần đứng trên cầu, chống hai tay hai bên hông đang chăm chú nhìn xuống dòng nước xanh mát. Nắng chênh chếch xuyên qua da thịt chỗ đen, chỗ trắng không đồng màu trên gương mặt em. Bỗng “ùm!”, cậu bé ôm hai chân trước ngực nhảy bùm xuống nước không chút do dự rồi mất hút trong làn nước trong tiếng hò reo khoái chí của những đứa trẻ còn lại trên bờ.

Dòng sông tĩnh lặng, im ắng trở lại không thấy sủi tăm. Lũ trẻ con trên bờ căng mắt dõi theo từng gợn sóng lăn tăn chờ đợi. Một lúc sau, cách cây cầu chừng hơn chục mét, bên bờ sông bên kia, một cái đầu đen bóng vụt nhô lên khỏi mặt nước trong tiếng hò hét phấn khích, vỡ òa của bọn trẻ. Ngay tức khắc sau đó, “ùm”, “ùm”, “ùm”…, liên tiếp những đứa trẻ con còn lại đang thi nhau bắt chước ôm hai chân nhảy bùm xuống nước như những cánh mối mùa mưa sa xuống mặt sông, tạo nên một bức tranh quê sinh động, đẹp đẽ. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng la hét rộn rã cả khúc sông.

Bên này bờ sông, có một ông cụ đang dõi theo cậu bé tám, chín tuổi khẽ mỉm cười hiền hậu. Cậu bé đó là cháu nội ông sống ở thành phố, đợt giãn cách vừa rồi được bố mẹ cho về quê chơi. Ông hẳn sẽ không quên lần đầu Tùng (tên cậu bé) được ông đưa ra con sông nhỏ này tập bơi. Bố mẹ Tùng bảo, cháu đã học bơi ở trên thành phố, cháu có thể bơi được hai vòng bể liên tục không nghỉ. Nghe vậy, ông cũng yên tâm vì nhà ở quê gần sông nước sẽ đỡ lo.

Buổi đầu theo ông ra sông, Tùng háo hức lắm. Vừa chạm chân xuống nước, cậu đã ngay lập tức lao vào dòng nước mát không chút do dự. Nhưng chỉ mấy giây sau, thấy cháu chới với giữa dòng nước, liên tục huơ huơ tay cầu cứu. Thấy thế, ông vội vàng nhảy xuống kéo Tùng vào bờ. Tùng uống mấy ngụm nước, sặc, thở hổn hển, sắc mặt tái nhợt, khóc vùng vằng đòi về không bơi nữa. Lý do: Nước sông không trong như nước bể. Thày dạy bơi ếch có kính bơi, bây giờ không có kính, Tùng không nhìn thấy gì dẫn đến mất phương hướng không bơi được nữa. Lũ trẻ con “nhà quê” thấy thế ôm bụng cười gọi Tùng là “cá vàng bơi trong bể”.

Sống như đứa trẻ quê
Buổi "tập bơi" của những đứa trẻ quê

Ấy vậy mà, chỉ non tháng sau, chẳng đứa nào còn dám coi thường cậu nữa. Cậu bơi như con rái cá, lặn, nhảy cầu ầm ầm quên hết kỹ thuật đã được học trên trường, nhưng lại điêu luyện vô cùng. Ông cũng thở phào nhẹ nhõm không còn lo Tùng đuối nước nữa. Tùng bá cổ ông phụng phịu, làm nũng: “Ông ơi, ông thấy cháu siêu không?”.

Về quê nghỉ lễ khi lúa chiêm đương thì con gái, và rồi quãng thời gian dài đã cho hai chị em Mai - Hà chứng kiến lúa làm đòng, trổ bông, cúi đầu. Được ra đồng gặt lúa cùng các bác ở quê, được lội ruộng bắt cào cào, châu chấu thích thú vô cùng. Hai chị em lần đầu được nhìn thấy cái liềm gặt lúa. Làm thì ít, chơi thì nhiều. Chủ yếu là được trải nghiệm còn gì thích thú hơn. Vui nhất là mỗi lúc một đám lúa gặt gần xong, cào cào, châu chấu bị xua dồn lại cuối ruộng bay lạo xạo. Lúc đó các bác thì tranh thủ gặt, còn hai chị em Hà thì hăng hái đuổi bắt cào cào. Rồi sau đó dùng chính gọng lúa non xâu đàn cào cào lại đem về nhà nướng trên bếp củi. Mỡ từ thân cào cào cháy xèo xèo, thơm phức. Hai chị em chưa từng nghĩ côn trùng lại có thể ăn được mà lại bùi, béo, ngậy, ngon đến thế. Chỉ có điều là hơi ít, nên ăn vẫn còn thòm thèm. Các bác bảo, ngày xưa cấy lúa ít dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, cào cào, châu chấu nhiều lắm. Giờ ít đi nhiều.

Hết vụ chiêm, rồi sang vụ mùa. Hai chị em lại được ra đồng xem người lớn làm mạ non. Rồi cùng các bác đi cấy. Mưa ngâu tháng Bảy, hai chị em được đi thăm đồng cùng các bác, khi đó mới biết thế nào là sâu đục thân hai chấm, đâu là rầy nâu gây bệnh vàng lá. Cũng mới hiểu tại sao phải làm cỏ cho lúa, lần đầu tiên trong đời biết đến loại cỏ mọc nhanh kín bờ ruộng nên người ta gọi đó là cỏ bờ…. Những thứ đó Mai, Hà chưa từng được học qua trường lớp nào dạy. Và cũng mới biết, những người nông dân trăn trở với ruộng đồng sẽ vất vả, cực nhọc biết bao.

Tháng chín rồi, lúa mùa lại đang thì con gái. Nếu không có gì thay đổi thì cuối tháng lúa lại làm đòng, trổ bông. Rồi sang đầu tháng mười âm lịch, sẽ lác đác có gia đình chuẩn bị gặt vụ mùa. Chị em Mai, Hà đã bắt đầu quen với quy luật thời gian và thời tiết nông vụ là như vậy.

Nếu ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được cái mùi vị nồng đậm của quê hương ấy. Với những đứa trẻ thành phố, sẽ thật may mắn cho những ai có được khoảng khắc làm “trẻ quê” trong đời, chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên.

Dịch bệnh đến mang theo nhiều lo âu, phiền phức cho xã hội. Tuy nhiên, bỏ qua những trăn trở, suy tư của người trưởng thành, trẻ con có dịp được trải nghiệm thú vị trong cuộc sống, được “sống như những đứa trẻ” khi được về quê. Thay đổi môi trường sống một chút, để các em được đón nhận những điều mới mẻ, dân dã, để tâm hồn đẹp hơn, để thấy mình có ích và trưởng thành hơn lên. Đó sẽ là hành trang theo các em trong suốt chặng đường làm người sau này.

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngàay 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình”. Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin chính xác, thiết thực, giúp hội viên phụ nữ xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho cả gia đình.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Bồ Đề với 53 đoàn viên. Đây là Nghiệp đoàn thứ hai được thành lập, ra mắt trên địa bàn quận.
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

(LĐTĐ) Để tri ân khách hàng đã đồng hành đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, VinFast công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/6/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm tới, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều động lực để chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh bền vững.
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

(LĐTĐ) Khai nhận trước tòa, bị cáo Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên cho rằng, bị cáo thấy việc tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly có lãi, và là cơ hội để kiếm thêm thu nhập.

Tin khác

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình”. Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin chính xác, thiết thực, giúp hội viên phụ nữ xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho cả gia đình.
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024

Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024

(LĐTĐ) Giáng sinh là dịp để bạn gửi câu chúc ý nghĩa nhất tới bạn bè, bố mẹ, người yêu... Hãy cùng khám phá những lời chúc Giáng sinh hay, ngắn gọn dành tặng mọi người.
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xem thêm
Phiên bản di động