Sông hồ: Trong ký ức người Hà Nội

Nhắc đến sông hồ, với nhiều người Hà Nội đó là hình ảnh về những dòng nước trong xanh, uốn lượn qua các xóm làng yên bình. Nếu tinh ý cũng có thể thấy, địa danh Hà Nội xuất phát từ nghĩa “vùng đất bên trong sông”. Vậy nhưng, trải qua thăng trầm của thời gian, cùng với quá trình đô thị hóa, nhiều dòng sông, ao hồ đã bị ô nhiễm và thu hẹp. Thậm chí, có những con sông nay chỉ còn ẩn hiện trong ký ức…
tin nhap 20180202154427 Tái hiện không gian đón Tết truyền thống của người Hà Nội xưa
tin nhap 20180202154427 Tháp Rùa hồ Gươm

Những trầm tích sâu lắng

Làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội) nằm bên dòng sông Nhuệ trong những ngày đầu năm mới này toát lên vẻ yên bình, cổ kính. Nhắc chuyện làng xã, ông Vũ Văn Tuấn, trưởng thôn Cự Đà kể, ngay từ những năm đầu thế kỷ 20 nơi đây đã là một trong những làng quê giàu có bậc nhất với sự phát triển thương nghiệp mạnh mẽ.

Dòng sông Nhuệ ven làng được ví như “con đường tơ lụa”, giúp kết nối hàng hóa từ mạn Tây Bắc xuống, hoặc phía nam lên. Từ điểm trung chuyển là Cự Đà, tàu thuyền có thể qua lại xuôi về các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định… hay ngược lên Vĩnh Phúc, Phú Thọ… sự giao thương nơi đây sôi động đến mức, chợ lớn chợ nhỏ họp quanh năm suốt tháng.

tin nhap 20180202154427
Một góc hồ Tây

Trong ký ức của ông Tuấn, không chỉ thuận tiện cho buôn bán, dòng sông Nhuệ nơi ông sống còn mang nguồn nước tươi mát tưới tắm cho những cánh đồng “bờ xôi, ruộng mật”. Nhìn từ trên cao, dòng sông như dải lụa mềm mại uốn lượn quanh làng quê xanh tươi, trù phú. “Hồi nhỏ, tôi vẫn cùng lũ bạn bơi lội trên dòng sông mỗi buổi chiều đi học về. Ngày đó, sông còn rộng, nước còn xanh, vào mùa hè thì ngày nào trẻ con cũng tụ tập ngoài bãi. Nhưng nay khác rồi, sông đã chết theo đúng nghĩa, chẳng ai còn dám bơi trên sông nữa” – Trưởng thôn Cự Đà thở dài bộc bạch.

Tìm hiểu về dòng sông Nhuệ, trong một dịp tình cờ khi tiếp chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Tọa, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội về sự hiện diện của thành cổ Ô Diên ở khoảng thế kỷ thứ VI, nơi đóng đô của triều Hậu Lý Nam Đế trên đất Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng, Hà Nội), tôi được biết rằng nơi đây từng là khởi nguồn của dòng sông Nhuệ.

tin nhap 20180202154427
Hồ Bảy Mẫu

Lý giải sự kỳ lạ này, ông Tọa bảo, xưa dòng sông Nhuệ bắt nguồn từ Hàm Rồng, đây cũng là đầu mối để chuyển nước sông Hồng vào sông Nhuệ. Cửa sông tuy nhỏ nhưng dòng chảy càng về xuôi càng mang xu hướng phát triển rộng ra… Qua quá trình đắp đê chống lụt, dòng sông mới dần biến đổi. Nay, dấu tích sông Nhuệ cổ trên đất Hạ Mỗ chỉ vỏn vẹn như một con ngòi chảy từ Hạ Mỗ xuôi Tân Hội, Tân Lập… Có một điểm chung giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Tọa và ông Vũ Văn Tuấn đó là sự tiếc nuối. Tiếc bởi sự trong xanh vốn có của dòng sông đã mất đi.

Ngoài sông Nhuệ, Hà Nội còn có 8 dòng sông lớn nhỏ chảy quanh khác là sông Đà, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cầu, sông Tô Lịch, sông Đáy và sông Tích. Tuy vậy, sông Hồng vẫn là đặc biệt hơn cả. Bởi tất thảy những con sông còn lại đều lấy nước từ sông Hồng, sau quá trình chảy dọc theo hướng Bắc Nam, khi đến cuối dòng thì nước lại tụ vào sông Hồng.

tin nhap 20180202154427
Hồ Ngọc Khánh

Sông Hồng còn có một “điểm lạ” mà chẳng sông nào có được, đó là màu nước mang đặc tính của từng mùa. Khi đỏ chói như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi mang màu vàng như hoàng hôn, như màu gạch của lũ sông Đà, sông Lô, sông Chảy trộn vào. Sông Hồng càng trở nên thơ mộng và đẹp hơn vào mùa xuân. Ở mùa xuân, nước sông trong lắng nhưng vẫn pha chút hồng nhẹ như má người con gái phớt qua một chút phấn hồng.

Lại có người bảo sông Hồng mùa nào cũng đục. Điều này không hoàn toàn đúng. Muốn kiểm chứng sông đục hay trong thì chỉ cần lấy đôi bàn tay chụm vào nhau, vục lấy vốc nước là có thể thấy màu riêng biệt theo chu kỳ từng mùa.

Sông Hồng đẹp. Sông mang nét đẹp chẳng kém gì những Hồ Tây, hồ Gươm, hồ Thiền Quang... Chẳng thế mà, nhà thơ Cao Bá Quát, trong một buổi chiều tà ngắm cảnh sông Hồng, nhìn về Hà Nội đã từng ghi dấu con sông bằng vần thơ đầy cảm xúc: “Bức thành xây trên bụng rồng ngất trời hùng tráng. Dòng sông cuộn theo nước đỏ, thành làn sóng hoa đào....”.

tin nhap 20180202154427
Sông Hồng

Sự thưởng ngoạn tao nhã đó nay ít nhiều vẫn tồn tại trong tâm hồn người Hà Nội thanh lịch. Chẳng thế mà, trong tiết trời chuyển xuân những ngày cuối chiều, tôi vẫn thấy những cụ già đứng trên cầu lặng ngắm dòng sông, những bạn trẻ vai đeo máy ảnh, tay hí hoáy phác họa con nước hiền hòa trên trang giấy trắng…

Nét xưa bao giờ trở lại?

Đề cập đến trầm tích những dòng sông, sẽ thật thiếu nếu không nhắc đến hồ ở Hà Nội. Hà Nội có nhiều hồ, nhưng đặc biệt và đi sâu vào trong tâm tưởng người đất kinh kỳ phải kể đến Hồ Tây. Xưa, bên Hồ Tây quy tụ nhiều ngôi làng quần tụ như: Quảng Bá, Tứ Liên, Nhật Tân… giờ làng bên bờ hồ đã lên phố, nhưng trong câu chuyện với những người dân nơi đây, họ vẫn trìu mến gọi là “làng tôi”.

Ông Ngô Văn Xiêm – một nghệ nhân ướp trà sen ở xóm Chùa, Quảng Bá bảo, với những người mang “gốc làng” như ông, cách đây 40 năm về trước có thể dễ dàng chứng kiến cảnh sen mọc um tùm, phủ kín một góc hồ. Sen trong hồ tỏa hương ngan ngát quanh làng. “Khi ấy, hồ kín sen. Vào mùa sen rộ, mỗi ngày hồ cho thu hoạch xấp xỉ 1 vạn bông hoa. Giờ thì sen vẫn còn, hè đến vẫn ngát hương, nhưng tôi lại đầy ắp nỗi lo” - ông Xiêm bộc bạch.

Ông Xiêm bảo, cách đây hàng nghìn năm, Hồ Tây là đoạn sót lại do dòng sông Hồng chuyển dòng mà thành. Hồ cũng vì thế mà từng có nhiều tên gọi khác nhau như: hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo… Mỗi tên gọi lại gắn với sự tích về nguồn cội hết sức huyền bí.

Hà Nội đang trong quá trình nỗ lực cải tạo môi trường sông, hồ. Đã có những mô hình cải tạo thành công mà không tốn kém quá nhiều kinh phí. Rồi mai đây, sông, hồ ở Hà Nội sẽ xanh tươi trở lại. Bởi ai cũng hiểu rằng, Hà Nội chỉ thực sự đẹp hơn trong con mắt của du khách quốc tế, nhất là trong con mắt của thế hệ tương lai khi chúng ta gìn giữ được sông, hồ cùng với những giá trị phi vật thể khác cho muôn đời sau.

Giang Nam - Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024. Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động, nhân dịp này Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động, trong đó quan tâm và triển khai mạnh công tác khám sức khỏe miễn phí cho người lao động ngành Giao thông Thủ đô.
Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động