Sớm giải quyết những bất cập trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt

(LĐTĐ) Theo Luật Quy hoạch 2017, lĩnh vực xử lý chất thải rắn sẽ được tích hợp trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thời gian qua, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cùng với đơn vị tư vấn (Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia) đã khẩn trương tổ chức nghiên cứu, rà soát, xây dựng các phương án quy hoạch chất thải rắn để tích hợp trong Quy hoạch Thủ đô.
Để rác thải không còn là vấn đề nan giải Phân loại rác thải: Loay hoay chờ hướng dẫn Đẩy nhanh tiến độ dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, nhà máy xử lý chất thải rắn Châu Can

Phân vùng thu gom, vận chuyển...

Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 (Quy hoạch 609) chia 3 vùng phía Bắc, Nam và Tây, xác định: 17 khu xử lý chất thải, trong đó 8 khu hiện có nâng cấp, mở rộng và 9 khu đầu tư mới; 5 trạm trung chuyển; 26 bãi đổ chất thải rắn xây dựng; 3 bãi chôn lấp bùn thải thoát nước…

Đến nay, sau 9 năm triển khai quy hoạch, bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn còn nhiều nội dung chưa được triển khai, công tác xử lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn, bất cập.

Thực tế cho thấy, hầu hết các vị trí quy hoạch đã có dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải, nhưng chưa được triển khai xây dựng lên đến 6.500 - 7.000 tấn/ngày, nhưng chỉ được phân luồng tiếp nhận, xử lý tại 2 khu xử lý chất thải rắn là Nam Sơn (Sóc Sơn) và khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (Sơn Tây) trong khi tỉ lệ thu gom tại 2 bãi xử lý này đã vượt yêu cầu quy hoạch.

Sớm giải quyết những bất cập trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Các điểm tập kết trung chuyển rác trong nội đô vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đề về môi trường.

Trong số 17 khu được quy hoạch, thì khu xử lý Kiêu Kỵ (Gia Lâm) dừng hoạt động vào năm 2017. Khu xử lý Cầu Diễn (Nam Từ Liêm) hoạt động kém hiệu quả. Khu xử lý Việt Hùng chưa đi vào hoạt động. Một số khu xử lý nhỏ như Phương Đình (huyện Đan Phượng) đang tạm dừng cải tạo. Một số khu khác khó có khả năng triển khai do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, công nghệ và thiếu sự đồng thuận của người dân. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển chất thải theo quy hoạch đến nay chưa đáp ứng theo yêu cầu thực tế, tiến độ còn chậm.

Hiện tại, toàn Thành phố có 2 trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt lớn là Lâm Du và trạm trung chuyển Tây Mỗ. Ngoài ra, có 2 trạm trung chuyển cỡ nhỏ là Phú Minh (Phú Xuyên) và Ao Bút (Thanh Xuân). Do thiếu trạm trung chuyển, việc phân vùng chất thải rắn chưa thực hiện được nên khoảng cách trung bình từ các quận trung tâm đến khu xử lý tập trung khoảng 50km, các huyện phía Nam như Ứng Hòa, Phú Xuyên khoảng 90km. Quãng đường xa, gây nhiều vấn đề cho môi trường, như phát thải, mùi, nước rỉ, xuống cấp hạ tầng giao thông ảnh hưởng dọc tuyến đường…

Ngoài ra, Hà Nội có 2 trạm nghiền chất thải rắn xây dựng đang hoạt động đều nằm ở quận Hoàng Mai, tuy nhiên chưa có biện pháp tái chế sản phẩm sau nghiền. Tại 4 bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng là Nguyên Khê (Đông Anh), Vân Nội (Đông Anh), Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì) và Dương Liễu (Hoài Đức) đều đã đầy. Về bùn thải thoát nước cũng chưa có khu chôn lấp, rác thải điện tử chưa được thu gom và xử lý riêng…

Sớm giải quyết những bất cập trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Đưa rác vào khu xử lý Nedo tại Khu liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Từ những bất cập nêu trên, vào tháng 8/2023, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã thống nhất dừng xây dựng, triển khai Đề án thu gom, xử lý chất thải nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quy hoạch 609. UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xây dựng Đề án “Phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố” theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Cần phân loại rác tại nguồn

Hiện Hà Nội đang tiến hành lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065 trong đó có xây dựng nhiều nội dung về hạ tầng kỹ thuật đô thị, từ đồ án này, đơn vị tư vấn điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã xây dựng phương án định hướng, sắp xếp khu xử lý chất thải rắn của Thành phố được đưa ra là tiếp tục phân chia 3 vùng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

Cụ thể, vùng phía Bắc bao gồm khu vực nội đô lịch sử; các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông; các huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn. Phân vùng này có 4 khu xử lý chất thải rắn gồm: Sóc Sơn, Phù Đổng, Việt Hùng và Cầu Diễn. Vùng phía Nam bao gồm các huyện Thanh Trì, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Sớm giải quyết những bất cập trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Hà Nội lên kế hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn quy mô lớn, công nghệ hiện đại.

Vùng này có 3 khu xử lý gồm: Châu Can, Cao Dương, Tả Thanh Oai. Vùng phía Tây bao gồm các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, thị xã Sơn Tây, có 3 khu xử lý gồm: Xuân Sơn, Núi Thoong, Đồng Ké. Các cơ sở xử lý chất thải rắn có quy mô cấp Thành phố này phải sử dụng công nghệ hiện đại, ưu tiên các công nghệ tái chế, tái sử dụng và công nghệ đốt (có thể là đốt kết hợp phát điện)…

Bên cạnh đó, yêu cầu mỗi huyện ngoại thành phải bố trí một khu xử lý chất thải rắn cấp huyện nhằm làm trạm trung chuyển kết hợp phân loại thứ cấp các loại chất thải, trước khi chuyển đến khu xử lý chất thải rắn cấp Thành phố. Vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn cấp huyện sẽ được xác định trong các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện.

Đối với các khu xử lý đã xác định trong quy hoạch trước đây, chuyển đổi thành nhà máy xử lý chất thải rắn phục vụ địa phương, trạm trung chuyển lớn, nhà máy xử lý một số chất thải rắn đặc thù như chất thải rắn điện tử, chất thải rắn có kích thước lớn, xử lý chất thải rắn hữu cơ… dự phòng cho nhu cầu xử lý của địa phương khi những khu xử lý chất thải rắn cấp Thành phố xảy ra sự cố.

Từ kinh nghiệm nhiều Thành phố lớn cho thấy, để vận hành tốt các nhà máy xử lý chất thải rắn mấu chốt vẫn là thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn. Hà Nội cần quyết tâm hơn nữa trong phân loại rác thải tại nguồn với phương án cụ thể, nếu làm được điều này thì lượng rác thải sinh hoạt hiện nay có thể giảm đi 30%.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

(LĐTĐ) Trong bối cảnh phát triển đô thị, huyện Thanh Trì (Hà Nội) có khoảng 100 thôn làng, tổ dân phố có nghĩa trang nhân dân không di dời, nên việc biến các nghĩa trang thành công viên tâm linh, vườn hoa cây xanh là một trong những mô hình sáng tạo làm đẹp cảnh quan đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động