Phân loại rác thải: Loay hoay chờ hướng dẫn
Nâng ý thức, tạo thói quen phân loại rác tại nguồn Vai trò của phụ nữ trong phân loại rác thải tại nguồn |
Loay hoay tìm phương án
Từ hàng chục năm trước, cùng với nhiều đô thị lớn trên cả nước, Hà Nội đã thử nghiệm mô hình phân loại rác tại nguồn theo mô hình 3R nhằm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng rác thải. Dự án thu được một số thành công nhất định, nhưng rất tiếc vì đã không thể mở rộng được như mong muốn. Từ đó đến nay, hàng loạt dự án cũng đã được triển khai với cách thức, tên gọi khác nhau nhưng điểm mấu chốt hướng đến vẫn là “phân loại rác tại nguồn”
Người dân quận Hoàn Kiếm tham dự chương trình đổi rác tái chế lấy quà. |
Đơn cử tại quận Hoàn Kiếm, trong năm 2020 và 2021, các hoạt động tuyên truyền phân loại rác tại nguồn được tổ chức phối hợp với đổi rác lấy quà. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, tinh thần tích cực phối kết hợp tổ chức sự kiện của các cơ quan, đơn vị và sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của người dân đã mang lại động lực cho bản thân người tham gia cũng như công nhân môi trường - những người làm công tác thu gom rác thải hàng ngày.
Dự án đã đạt được thành công nhất định trong việc tạo hiệu ứng truyền thông, qua đó giúp một bộ phận không nhỏ người dân xây dựng ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ như phân loại rác tại nguồn. Tuy vậy, về tổng quan kết quả này là vẫn chưa như kỳ vọng, bởi không có đề xuất đột phá nào nhằm thay thế các phương thức thu gom truyền thống.
Còn tại huyện Đông Anh, câu chuyện phân loại rác của huyện cũng đang được coi là một “mô hình điểm”. Với sự đồng hành của Chi cục Môi trường Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sự hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp và sự vào cuộc nghiêm túc của người dân, đến nay, sau 2 năm thực hiện, Đông Anh đã hình thành một mô hình phân loại điểm với việc 100% các hộ dân của 28/28 xã thực hiện phân loại rác, thực hiện chế ủ rác hữu cơ thành phân bón ruộng và tự kiểm toán rác khi giao nộp cho đơn vị thu gom. Được biết, mục tiêu của huyện Đông Anh sẽ là giảm 50% khối lượng rác sinh hoạt, một mục tiêu hoàn toàn không đơn giản.
Hai ví dụ trên cho thấy, thành phố Hà Nội vẫn luôn mong muốn tìm ra phương án để triển khai công tác phân loại rác thải tại nguồn. Tuy nhiên, từ nguồn lực hiện có rất khó để đảm bảo công tác này có thể triển khai một cách thuận lợi. Do đó, trước mắt điều quan trọng là thay đổi nhận thức của người dân và địa phương về ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Còn trong tương lai, để duy trì thành công mô hình phân loại rác, cần phải cân bằng hài hòa giữa trách nhiệm công dân và lợi ích người dân để việc phân loại rác trở thành một nếp sinh hoạt ăn sâu vào đời sống hàng ngày.
Chờ hướng dẫn cụ thể
Từ 1/1/2023, công tác quản lý Nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Theo phân cấp, UBND cấp huyện thực hiện quản lý công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn, thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với công tác thu gom, vận chuyển. Trong đó, UBND quận, huyện, thị xã là đơn vị trực tiếp quản lý thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh trên địa bàn, thực hiện duy trì vệ sinh đường phố bằng cơ giới kết hợp thủ công, duy trì vệ sinh đường phố bằng xe quét hút; duy trì vệ sinh hè phố bằng thủ công; thu gom rác đường phố ca đêm, duy trì vệ sinh ngõ xóm; thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt về nơi xử lý.
Hiện nay, về các trạm trung chuyển quy mô cấp huyện, một số trạm trung chuyển đã đầu tư, vận hành theo hình thức xã hội hóa tại: Lâm Du, quận Long Biên; Phú Minh huyện Phú Xuyên; Cao Dương huyện Thanh Oai. Các điểm chuyển tải, tập kết rác thải trên địa bàn các huyện được xác định tại các vị trí phù hợp, gần đường giao thông thuận tiện cho việc tập kết, thu gom vận chuyển rác thải.
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Huy Cường, nhằm triển khai công tác phân loại rác, UBND Thành phố đã chỉ đạo xây dựng Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tuy nhiên, vướng mắc ở chỗ vẫn đang phải chờ Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 5 điều 79 Luật Bảo vệ môi trường. Sau khi có hướng dẫn, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện.
Còn trên thực tế triển khai, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, mặt bằng hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố không đồng đều nên khó áp dụng đồng bộ về cơ giới hóa công tác duy trì vệ sinh môi trường, khó khăn trong việc xác định vị trí các điểm trung chuyển, tập kết tạm thời.
Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp UBND các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm và huyện Gia Lâm, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội xây dựng phương án thí điểm “kiểu mẫu về môi trường triển khai công tác phân loại rác tại nguồn đồng bộ với hoạt động duy trì vệ sinh môi trường”. Trong đó, sẽ đề xuất thí điểm mỗi địa bàn quận/huyện lựa chọn 1 phường/xã có điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội và đặc điểm về dân cư khác nhau làm cơ sở thực hiện. Trong thời gian thực hiện thí điểm, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát, thu thập số liệu xây dựng Quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá thực hiện trình UBND Thành phố ban hành làm căn cứ để 30 quận/ huyện đấu thầu lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ.
Nhiều ý kiến cho rằng, để đáp ứng được yêu cầu phân loại chất thải tại nguồn theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong thời gian chuẩn bị hiện tại, thành phố Hà Nội phải thiết lập vững chắc 3 chân kiềng là hạ tầng kỹ thuật, ý thức của các hộ gia đình và thực thi nghiêm các quy định về chế tài xử phạt của pháp luật.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02