Sở Xây dựng Hà Nội giới thiệu ứng dụng mô hình thông tin công trình
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có tân Phó Chủ tịch 70 thí sinh tranh tài trong Hội thi Thợ giỏi ngành Xây dựng Hà Nội Vinh danh 21 thợ giỏi ngành Xây dựng Hà Nội năm 2024 |
Giới thiệu tổng quan về BIM, theo ông Đỗ Chí Hưng, Trưởng phòng Quản lý Xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội, mô hình BIM là sử dụng các công nghệ để số hoá các thông tin của công trình thể hiện thông qua mô hình không gian ba chiều (3D) nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công và quản lý vận hành; áp dụng mô hình BIM trong hoạt động xây dựng giúp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng, giảm thiểu chi phí và tăng cường độ chính xác giảm thiểu các xung đột trong quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các công trình xây dựng.
Hội thảo nhằm mục tiêu cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 về việc thực hiện áp dụng mô hình BIM đối với các công trình xây dựng mới từ giai đoạn chuẩn bị dự án.
Trong đó, từ năm 2023, áp dụng BIM bắt buộc với công trình cấp I, cấp đặc biệt với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư từ giai đoạn chuẩn bị dự án. Từ năm 2024, áp dụng bắt buộc với các công trình cấp I, cấp đặc biệt sử dụng vốn khác và đến năm 2026, bổ sung thêm công trình cấp II.
Ông Đỗ Chí Hưng, Trưởng phòng Quản lý Xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội trao đổi chuyên đề áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng. |
Tại Hà Nội, Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu tổng quát “Đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới”. Trong đó, đô thị thông minh cần có những công trình thông minh, mô hình BIM là điều kiện cốt lõi để xây dựng công trình thông minh.
Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc số hóa các thông tin, chuyển đổi từ quản lý tài liệu trên giấy thành dữ liệu điện tử là một công đoạn rất quan trọng, trong đó mô hình thông tin công trình BIM đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng nói chung.
“Khi được ứng dụng, toàn bộ quy trình từ thực hiện dự án đến bàn giao đưa vào sử dụng đều được các đơn vị cập nhật vào mô hình BIM. Quá trình triển khai, xây dựng mô hình quản lý đều có sự tham gia thực hiện của các đơn vị chủ đầu tư, tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công... từ đó góp phần tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lý vận hành và bảo trì công trình của các bên liên quan”, đại diện Sở Xây dựng nhấn mạnh.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe các chuyên gia trong nước và nước ngoài giới thiệu về kết quả áp dụng các mô hình BIM đã được triển khai tại nhiều dự án. Theo đó, từ mô hình thiết kế của nhà thầu, đơn vị tư vấn sẽ cập nhật trong mô hình quản lý với các thông tin được bổ sung chi tiết hơn, tạo thuận lợi hơn cho quá trình thi công và khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý vận ,hành, duy tu duy trì sửa chữa.
Trong đó thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều công trình đang được triển khai áp dụng thí điểm mô hình BIM như Dự án xây dựng Cung văn hóa thể thao Thanh niên Hà Nội, dự án xây dựng trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3.5 và đường Đại lộ Thăng Long,…
Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến góp ý từ các cơ quan, đơn vị trên đại bàn Thành phố, nhằm trao đổi kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực từ đó góp phần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ BIM vào quản lý xây dựng tại các quận, huyện nói riêng và trên địa bàn Thành phố nói chung, theo đúng lộ trình chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội.
Trên thực tế, với ngành xây dựng, quy trình “BIM - Building Information Modeling” không phải là quá xa bởi đây là một quy trình tiên tiến được ứng dụng nhiều trong ngành. Mô hình BIM này cao cấp hơn nhiều so với các bản vẽ 2D, 3D đơn thuần, chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin cần thiết.
Được biết, hiện tại Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng. Trong đó, bổ sung các chi phí áp dụng BIM khi lâp các báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật… với chi phí không vượt quá 15 – 20% chi phí thiết kế bản vẽ thi công của công trình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26