Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp doanh nghiệp duy trì phát triển bền vững
Báo cáo “Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam” được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố cho thấy, mặc dù tăng trưởng kinh tế cao và được duy trì liên tục ở mức trung bình 7%/năm giai đoạn 1990 - 2010, 6,1%/năm giai đoạn 2011 - 2016 và 7%/năm giai đoạn 2017 - 2019 nhưng nền kinh tế đang đối mặt với một loạt thách thức. Đó là đại dịch Covid-19 kéo dài khiến nền kinh tế trì trệ và có khả năng kéo theo suy thoái nếu không có giải pháp sớm phục hồi và phát triển kinh tế. Trong các năm 2020 và 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 2,91% và 2,58%. Mô hình kinh tế dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên đang mất dần lợi thế cạnh tranh; nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ già hóa dân số.
Theo Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh, Việt Nam đang tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới cho nền kinh tế, một định hướng quan trọng là phát huy đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động. Định hướng này đòi hỏi phải có những nỗ lực nhằm tăng cường ý thức và hiệu lực bảo vệ sở hữu trí tuệ của cả các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
CIEM khuyến nghị sửa Luật Sở hữu trí tuệ, đón đầu xu hướng quốc tế |
Mặt khác, các hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đều có những nội dung quan trọng về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trước yêu cầu ấy, Việt Nam cần nhiều nỗ lực hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh cho rằng hướng tới nền kinh tế số cũng đòi hỏi Nhà nước phải có các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với các sản phẩm hàng hóa được mua bán qua kênh thương mại điện tử, các sản phẩm kỹ thuật số khi mà chúng dễ bị sao chép và phát tán trên internet. Hơn nữa, các quy định về sở hữu trí tuệ được cải thiện sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
CIEM cho rằng, qua rà soát, khối doanh nghiệp, các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Trên thực tế, các tranh chấp phát sinh đối với quyền sở hữu trí tuệ được xử lý thông qua xử phạt hành chính và tập trung chủ yếu ở hàng nhái, hàng giả về nhãn hiệu hoặc vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Điều đáng nói, số tiền xử phạt hành chính tương đối thấp và chưa thực sự đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn (Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các FTA đã thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số diễn ra sâu rộng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Điều đó giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có những cơ hội nhưng cùng với đó là những thách thức. Trong đó, sở hữu trí tuệ chính là công cụ giúp doanh nghiệp duy trì phát triển bền vững.
Trình bày kết quả nghiên cứu “Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam”, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM Nguyễn Anh Dương cho biết, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ; tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu; hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao.
Để cải thiện chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, ông Nguyễn Anh Dương kiến nghị, Việt Nam cần thu hẹp các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính; giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu với quyền tác giả và các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác có trước; cần nâng cao năng lực và ý thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (đặc biệt là ở nước ngoài); vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến trong việc xử lý dân sự các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ để giảm chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân; cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý sở hữu trí tuệ.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tặng 1.000 vé xe cho công nhân, sinh viên về quê đón Tết
Doanh nghiệp 21/12/2024 08:42
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Doanh nghiệp 15/12/2024 21:01
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Doanh nghiệp 07/12/2024 06:59