Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố hiện có 557 trang trại sử dụng công nghệ chuồng kín; 26 trang trại sử dụng công nghệ dây chuyền cho ăn uống tự động; 200 trang trại sử dụng công nghệ bán tự động; 35 trang trại sử dụng công nghệ nuôi trên sàn nhựa... Điều này cho thấy, hiện có rất nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn Thủ đô đã và đang áp dụng hệ thống chăn nuôi chuồng trại khép kín, có thiết bị cho ăn bán tự động, vòi uống tự động cho lợn; gà uống nước theo nhu cầu; lắp đặt camera để giám sát từ xa toàn bộ chuồng trại.
![]() |
Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư công nghệ vào ngành chăn nuôi (Ảnh minh họa). |
Bên cạnh đó, nhiều mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh giúp tăng sức đề kháng, giảm khẩu phần thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, khử mùi hôi, nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường... cũng được các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại chăn nuôi đẩy mạnh áp dụng. Ngoài ra, nhiều trang trại, hợp tác xã cũng đã ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để quản lý, xử lý chất thải trong chăn nuôi, như: Hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải của lợn làm phân bón hữu cơ; đệm lót chuồng sinh học, hệ thống xử lý chất thải… Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này không những bảo vệ môi trường, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững.
Ông Nguyễn Huy Ba - Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi, Thương mại và Đầu tư Đoài Phương (Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, với việc cung cấp hàng triệu con giống gà mía ra thị trường mỗi năm, hiện hợp tác xã đã đầu tư và áp dụng công nghệ vào sản xuất, đầu tư máy ấp nở. Để kiểm soát toàn bộ quy trình nuôi, hợp tác xã cũng đã đưa công nghệ 4.0 vào các khâu kiểm soát nhiệt độ và nhiệt độ trạm ấp; đầu tư máy ép cám công suất lớn, mỗi ngày sản xuất hàng chục tấn thức ăn từ ngô, đỗ tương, bột sắn… cung cấp thức ăn cho các trang trại vệ tinh.
Ngoài ra, hệ thống ấp nở, hệ thống cho gà ăn, uống trong trang trại đều được tự động hóa. Nhờ đó, đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt và ít xảy ra dịch bệnh; mỗi năm, hợp tác xã cung cấp cho thị trường hàng triệu con gà giống các loại, cho doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Hiệu quả đã rõ, song theo đánh giá của ông Huy Ba và các chủ trang trại, hợp tác xã, chăn nuôi, trong quá trình chăn nuôi công nghệ cao vẫn còn gặp khó khăn do việc ứng dụng công nghệ cao chưa đồng bộ, toàn phần, chủ yếu ứng dụng một hoặc vài khâu trong sản xuất, sơ chế, chế biến. Chi phí đầu tư cho chăn nuôi công nghệ cao rất lớn, trong khi các hợp tác xã, doanh nghiệp nguồn vốn còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng còn bấp bênh, không ổn định, chưa tương xứng với mức độ đầu tư…
Để tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi công nghệ cao, đại diện một số chủ trang trại, hợp tác xã trên địa bàn Thủ đô đề xuất, các ngành chức năng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, thủ tục để xây dựng khu chăn nuôi tập trung, thủ tục tín chấp vay vốn ngân hàng; tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng các cơ chế ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi; cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao; được thuê đất dài hạn hơn…
Trước kiến nghị này, theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Tạ Văn Tường, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi; ưu tiên sử dụng công nghệ sinh học, chế phẩm vi sinh để kiểm soát môi trường; áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính phù hợp. Đồng thời, chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về vấn đề đất đai, môi trường để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao.
Ngoài ra, Thành phố cũng sẽ phối hợp với các địa phương mở các lớp tập huấn, phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi, nhằm phát triển, nhân rộng các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục rà soát quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao và công bố công khai quy hoạch vùng chăn nuôi để kêu gọi cá nhân, doanh nghiệp vào đầu tư… góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường để ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bạn có sẵn sàng trả giá cho sự miễn phí khi sử dụng AI?

Nhận định Venezia vs AC Milan: Thử thách sinh tồn cho đội chủ nhà

Nhận định Barca vs Real Madrid: El Clasico rực lửa cho danh hiệu đầu tiên của mùa giải

Ngày 26/4, vàng trong nước và thế giới đồng loạt sụt giảm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/4: Có mưa rào, cục bộ có nơi mưa to

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân
Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Tiêu dùng 18/04/2025 21:27

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Tiêu dùng 20/03/2025 11:21

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
Tiêu dùng 14/03/2025 22:18