Hà Nội tăng tốc phát triển công nghiệp chủ lực
![]() |
Hà Nội dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp chủ lực. |
Theo Sở Công Thương Hà Nội, năm 2024, 4/4 ngành công nghiệp cấp 1 đều tăng mạnh so với năm 2023. Đặc biệt, số lượng đơn hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tăng khá. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 6,2%, đóng góp 0,82 điểm % vào mức tăng 6,52% của tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).
Trong năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng từ 6,95% trở lên, từ đó gia tăng mức đóng góp vào GRDP.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô tăng mạnh cho thấy đơn hàng xuất khẩu gia tăng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Điều đó có nghĩa, muốn đạt tăng trưởng kinh tế cao, sản xuất công nghiệp sẽ phải tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung tăng tăng trưởng cũng cho thấy sự phục hồi của sản xuất, cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng các FTA đã ký kết. Mặt khác, doanh nghiệp cũng tích cực tìm kiếm khách hàng, điều chỉnh mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp thực tế, tích cực tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài…
Ở góc độ doanh nghiệp, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh với kỳ vọng thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra trong năm. Để tiếp tục đạt được những kết quả như kỳ vọng, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội Nguyễn Vân, thời gian tới, các cấp, ngành Thành phố cần tiếp tục có giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, trong đó chú trọng công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư dự án công nghiệp lớn nhằm gia tăng năng lực sản xuất.
Thành phố nên tập trung hỗ trợ nhà đầu tư trong nước và quốc tế đang xây dựng các tổ hợp nhà máy ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hình thành hạ tầng…
Cũng đề cập vấn đề này, theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh, thành phố Hà Nội sẽ lựa chọn ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu, đóng góp giá trị gia tăng cao vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đây cũng là lĩnh vực nền tảng, tác động lan tỏa đến các ngành kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường.
Ngoài ra, Thành phố tiếp tục kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước… Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất hướng đến việc thúc đẩy ngành công nghiệp tăng tốc, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của Thủ đô.
Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thành phố Hà Nội phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ giải pháp trên.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng chú trọng triển khai chính sách về lãi suất tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên... tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, nhất là các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do, giúp doanh nghiệp nắm rõ cơ hội để thúc đẩy đầu tư sản xuất, liên kết chuỗi...
Đồng thời, đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước. Việc kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để tìm kiếm đối tác, đơn hàng, thị trường thông qua các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá
Doanh nghiệp 22/04/2025 22:57

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Doanh nghiệp 09/04/2025 21:13