Chung tay xử lý triệt để các vi phạm thương mại điện tử
Quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu | |
Thương mại điện tử và sự an toàn trên không gian mạng | |
Lĩnh vực công nghệ thông tin tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao |
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2020, Bộ đã yêu cầu các sàn thương mại điện tử xử lý gần 16.200 gian hàng và gần 32.880 sản phẩm vi phạm kinh doanh trên môi trường mạng.
Từ những số liệu này cho thấy, hiện tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…đang được bày bán công khai trên các website, sàn giao dịch Thương mại điện tử, mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến xã hội và niềm tin của người tiêu dùng.
Nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xử, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...diễn ra tràn lan trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử |
Bình quân mỗi năm, Bộ Công Thương tiếp nhận trên 1.500 khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dung; trong đó trên 50% liên quan đến các giao dịch trực tuyến. Các khiếu nại này chủ yếu về chất lượng hàng hóa, hàng nhận được không giống với quảng cáo, thông tin sai về xuất xứ...
Lý giải về vấn đề vi phạm nguồn gốc, quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn Thương mại điện tử, mạng xã hội…theo ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, do tính chất của Thương mại điện tử là người mua và người bán không gặp nhau, dẫn đến việc không cần cửa hàng, không biết kho hàng nằm ở đâu. Đặc biệt, nhiều địa điểm hoạt động kinh doanh online nằm lẫn trong nhà dân, khu chung cư, nên lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, kiểm tra, xử lý. Ngay cả khi kiểm tra, xác minh được kho hàng, cũng khó xác minh chủ kho hàng là ai...
Bên cạnh đó, khi xử lý các vụ vi phạm phải có chứng cứ cụ thể, nhưng hiện nay, 99% các giao dịch trên mạng không có hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, kinh doanh qua mạng xã hội như facebook chưa được kiểm soát hiệu quả, nhất là đối với các mạng xã hội chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam.
Phức tạp là vậy, nhưng với sự vào cuộc sát sao của các cơ quan chức năng, nhiều vụ việc vận chuyển hàng hóa, tàng trữ hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc trên cả nước đã bị triệt phá và xử lý. Tuy nhiên, để xứ lý triệt để tình trạng này cần sự vào cuộc cần có sự tham gia của nhiều đơn vị như Quản lý thị trường, an ninh mạng, thông tin truyền thông.
Trong đó, Bộ Công Thương sớm có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát trên thương mại điện tử; sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy phạm pháp luật để quy định tăng trách nhiệm của các chủ sàn giao dịch thương mại điện tử với người bán hàng trên đó và cung cấp thông tin đầy đủ hơn. Qua đó, tạo hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội
Tiêu dùng 06/12/2024 17:36
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?
Tiêu dùng 04/12/2024 16:02
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền
Tiêu dùng 01/12/2024 07:00