Số ca bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tăng, TP.HCM đối mặt với nguy cơ dịch chồng dịch
Bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh, TP.HCM lên kịch bản ứng phó TP.HCM tiếp cận được thuốc Immunoglobulin điều trị bệnh tay chân miệng Phòng, ngừa biến chứng bệnh tay chân miệng |
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), từ ngày 19/6/2023 đến ngày 25/6/2023 (tuần 25), TP.HCM ghi nhận 779 ca tay chân miệng, tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, số ca nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú đều tăng lần lượt là 1,8 lần và 2,8 lần. Hầu hết các quận huyện đều có số ca mắc tăng so với trung bình 4 tuần trước (21/22 quận huyện), trừ huyện Cần Giờ có số ca mắc không thay đổi.
![]() |
Số ca mắc bệnh tay chân miệng trong tuần 25 tăng gâp đôi so với trung bình 4 tuần trước. Ảnh: HCDC. |
Về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong tuần 25, thành phố ghi nhận 197 trường hợp mắc bệnh, tăng 18% so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, số ca nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú đều tăng lần lượt là 11,4 % và 24,6%, không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Trong tuần, có 12/22 quận huyện và 23/312 phường xã có số ca bệnh tăng so với số mắc trung bình 4 tuần trước.
HCDC tiếp tục tăng cường giám sát các điểm nguy cơ, hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Trong tuần qua, giám sát điểm nguy cơ sốt xuất huyết, HCDC đã phát hiện có 12/24 điểm có lăng quăng trên địa bàn. Sở Y tế đã thông tin cho Ủy ban nhân dân quận huyện biết để chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn.
HCDC cũng tiếp tục tăng cường giám sát những hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng tại cộng đồng, các trường học, trường mầm non công lập và tư thục và nhóm trẻ trên địa bàn; tăng cường hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.
HCDC khuyến cáo: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Theo dõi sát khi trẻ bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng. Để có kiến thức, kỹ năng phòng bệnh tay chân miệng, hãy truy cập vào địa chỉ http://hcdc.vn/tcm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58