Sinh viên xứ Nghệ và những lớp học không bục giảng giữa mùa dịch

(LĐTĐ) Không thù lao, không giáo án, chưa bài bản về nghiệp vụ sư phạm… người dạy chỉ là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi tràn đầy tâm huyết, trách nhiệm và tình yêu thương đối với bậc đàn em. Họ, những người sinh viên tham gia dạy kèm cho các em học sinh trong dịp hè thuộc các câu lạc bộ “Gia sư áo xanh” trên nhiều làng quê xứ Nghệ.
Nghệ An: Quy định cách ly, lấy mẫu xét nghiệm F1, F2 và người về từ vùng dịch Nghệ An: 7 thí sinh F1 được tham dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 đợt 1 Người dân Nghệ An khi ra, vào thành phố Vinh không phải xét nghiệm Covid-19 Nghệ An phát hiện thêm 2 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2

Đồng hành, tạo tâm thế mới cho các em đi thi

Cũng như những nơi khác, các sinh viên quê ở huyện Đô Lương (Nghệ An) do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên được nghỉ hè sớm. Trở về địa phương, nhiều sinh viên đã tham gia mô hình “Gia sư áo xanh” kèm dạy, bổ sung kiến thức cho học sinh để tham gia kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay.

Như nhiều học sinh cùng khóa, trước kỳ thi tốt nghiệp cấp 3, tâm lý của em Nguyễn Thị Như (xóm 4, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương) càng căng thẳng vì kỳ thi này ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này. Tuy nhiên, tâm trạng đó dần dần được cởi bỏ khi ngày thi đến. Bởi, hơn 1 tháng qua, chị Hoàng Thị Kim Anh (sinh viên Khoa Toán, Trường Đại học Vinh) hàng tuần vẫn đến nhà em để kèm cặp, bổ sung một số kiến thức các môn thi và dùng nhiều “liệu pháp” tâm lý để tạo cho Như một tâm thế khác hẳn. Như bộc bạch: “Chuẩn bị thi, lúc đầu nó ảnh hưởng đến sức đề kháng tâm lý của em, càng làm em lo lắng. Nhưng khi em được chị Kim Anh kèm cặp, giảng bài, em ôn tập được nhiều kiến thức hơn. Ngoài ra, chị cũng gần gũi như một người bạn, như cô giáo của em nên thời gian, qua em thấy tâm lý đã ổn định để tham gia kỳ thi này”.

Sinh viên xứ Nghệ và những lớp học không bục giảng giữa mùa dịch
Với chị Trần Thị Thu (sinh viên năm nhất, Trường Đại học Kinh tế quốc dân), việc dạy kèm cho các em thi tốt nghiệp cấp 3 là niềm vui trong những ngày hè

Để giúp các học sinh ôn thi kịp thời, các “gia sư” đã tận dụng thời gian ôn luyện vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối. Các bạn sinh viên cũng tranh thủ thảo luận nhóm về phương án ôn tập cho các em. Điển hình như 5 bạn sinh viên ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, ban ngày, một số bạn bận học online nên đã tranh thủ buổi đêm để đến từng nhà các em dạy kèm.

Chị Trần Thị Thu (sinh viên năm nhất, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) chia sẻ, chị cảm thấy chương trình này rất thiết thực. Đối với một người từng trải qua kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, mới biết được áp lực của kỳ thi này rất lớn. Nếu như các em có sự hỗ trợ từ một người khác, giải đáp cho các em những kiến thức còn chưa rõ thì sẽ rất có ích. Chị nghĩ, mặc dù sự giúp đỡ của mình còn rất nhỏ nhưng đối với các bạn thí sinh sẽ có ích.

Tại xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, ngay sau khi tiếp nhận các bạn sinh viên trở về địa phương sinh hoạt hè, Đoàn Thanh niên xã đã triển khai kế hoạch giúp đỡ học sinh lớp 12 trên địa bàn ôn thi tốt nghiệp. Hiện, toàn xã Nam Sơn có 25 sinh viên tình nguyện tham gia kèm dạy các em tại các hộ gia đình.

Sinh viên xứ Nghệ và những lớp học không bục giảng giữa mùa dịch
Nhiều xã trên địa bàn huyện Đô Lương, sau khi sinh viên về nghỉ hè đã triển khai chương trình 1 sinh viên kèm 1 học sinh để giúp các em ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Chị Bùi Thị Thu (Phó Bí thư Đoàn xã Nam Sơn) phấn khởi cho biết, sau khi các bạn sinh viên được nghỉ hè, xã đã thống kê số lượng sinh viên ở 6/6 chi Đoàn. Sau đó, triển khai chương trình 1 sinh viên kèm 1 học sinh để giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Tại Đô Lương, tùy theo số lượng sinh viên về nghỉ hè, Đoàn Thanh niên các xã linh động bố trí, phân bổ thời gian hợp lý kèm dạy thêm cho các em. Đến nay, mô hình “Gia sư áo xanh” đã lan tỏa tại nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đô Lương như: Yên Sơn, Đặng Sơn, Thượng Sơn, Bắc Sơn, Đông Sơn, Thái Sơn, Nam Sơn, Lạc Sơn,…

Đem cả mùa hè về cho các em thơ

Tại huyện miền núi Nghĩa Đàn, xuất hiện nhiều mô hình học hè cùng câu lạc bộ “Gia sư áo xanh”. Ở xã vùng sâu Nghĩa Mai, nhận thấy việc học ngoại ngữ của con em ở đây còn gặp nhiều khó khăn, kết thúc năm học 2020-2021, Đoàn xã đã vận động giáo viên là con em của xã đang giảng dạy tại các trung tâm Anh ngữ về dạy, giúp các em biết được phương pháp học cũng như mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

Cháu Hoàn Thị Yến Vy (học sinh lớp 4) chia sẻ: “Các thầy, cô dạy rất hay và gần gũi. Vì thế nên em không bỏ một buổi học nào, chỉ mong nhanh đến giờ học để được gặp thầy cô và các bạn”.

Sinh viên xứ Nghệ và những lớp học không bục giảng giữa mùa dịch
Để có những ngày nghỉ hè bổ ích, nhiều sinh viên đã trở thành cô giáo và người bạn của các em trong dịp này.

Chị Trần Thị Trâm (giáo viên Trung tâm Anh ngữ Sunshine) nói: “Dịp hè, được lời mời của Đoàn xã Nghĩa Mai, tôi cũng muốn đóng góp một chút công sức mình cho học trò quê hương tôi. Tuy các em còn nhỏ, rất hiếu động nhưng em nào cũng ham học và thông minh. Để các em hợp tác và mong chờ đến giờ học thì phải tạo cho lớp không khí vui tươi. Không chỉ vậy, chúng tôi còn chuẩn bị những món quà nhỏ để tặng cho các bé có những câu trả lời đúng và hay”.

Cũng tại xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Đàn), câu lạc bộ “Gia sư áo xanh” của xã thành lập năm 2020 với 12 thành viên là các giáo viên, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng về nghỉ hè. Câu lạc bộ phối hợp với các chi Đoàn trường học trên địa bàn về các xóm dạy kèm cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, với các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ. Đa phần học sinh theo học là con em các gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa, không có điều kiện kèm con học hành. Vì vậy, ngoài việc củng cố kiến thức cơ bản, các tình nguyện viên phải dạy thêm những chương trình mới để các bạn có thể theo kịp bạn bè của mình.

Chị Võ Thị Hoa (xóm Đoài Bắc, xã Nghĩa Sơn) cho biết, câu lạc bộ gia sư ra đời rất bổ ích, giúp cho các cháu bù đắp lại kiến thức đã bị hổng trong dịp nghỉ hè nên phụ huynh rất hoan nghênh.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Huyện đoàn Nghĩa Đàn đã chỉ đạo cho các chi Đoàn thành lập các câu lạc bộ gia sư. Đồng thời, cho khảo sát nhu cầu gia sư của các gia đình từ đó có kế hoạch giảng dạy. Đến nay, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn có từ 1-2 câu lạc bộ “Gia sư áo xanh”.

Sinh viên xứ Nghệ và những lớp học không bục giảng giữa mùa dịch
Những gia sư là sinh viên trong dịp hè đã giúp cho các cháu bù đắp những kiến thức đã bị hổng trong quá trình học nên phụ huynh rất hoan nghênh.

Anh Võ Đức Tùng (Bí thư Huyện đoàn Nghĩa Đàn) cho biết, trước tình hình dịch Covid-19, Huyện đoàn đã tổ chức thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm, triển khai mô hình “Gia sư áo xanh” để giúp đỡ các em trong dịp hè. Những câu lạc bộ này, ngoài giúp đỡ các em phụ đạo trong dịp hè còn hướng dẫn giúp đỡ các em tham gia sinh hoạt, cùng tổ chức đoàn các cấp triển khai các công trình vui chơi lành mạnh.

Trong những ngày hè xứ Nghệ nắng như đổ lửa, tại nhiều vùng nông thôn, màu áo xanh của những thầy cô giáo không chuyên như làm mát dịu cái nắng trong mắt nhiều người. Học hè cùng “Gia sư áo xanh” là mô hình phụ đạo miễn phí, được triển khai vào dịp hè trong điều kiện dịch bệnh nên càng ý nghĩa. Bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, đội ngũ “Gia sư áo xanh” đã mang lại mùa hè đầy ý nghĩa, giúp các em học sinh lớp 12 củng cố kiến thức, vững vàng trong kỳ thi cuối cùng bậc phổ thông. Các anh chị còn mang đến niềm vui cho các em nhỏ những ngày hè vừa được học vừa vui chơi an toàn.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động