"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành xin giảm án, dùng cổ phần để khắc phục hậu quả
Ngày 26/3, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và 12 bị cáo khác ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Đại chúng (PVCombank), Ngân hàng Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Việt Á (VietABank).
Phiên tòa được mở theo kháng cáo của các bị cáo, kháng cáo của 3 ngân hàng là bị hại trong vụ án gồm PVCombank, NCB và VietABank.
"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt. (Ảnh: DT) |
Ngoài ra, một số cá nhân gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trên không được tòa sơ thẩm tuyên trả lại các sổ tiết kiệm có giá trị hàng trăm tỷ đồng cũng có đơn kháng cáo về phần dân sự. Tại tòa, bị cáo Lê Thị Hiên (giao dịch viên VietABank) rút đơn kháng cáo nên được Hội đồng xét xử cho về.
Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành thừa nhận các hành vi phạm tội như trước đó đã bị quy kết. Theo lời bị cáo Thành, quá trình bị tạm giữ, bị cáo rất ăn năn, hối hận. Sau đó, nữ bị cáo này mong tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho mình.
Bởi theo lời Thành, gia đình bị cáo hoàn cảnh, bị cáo là mẹ đơn thân nuôi 3 con trong đó có một con bị u não. Bản thân bị cáo bị bệnh (viêm hạch lao, sỏi thận, hạch ở gan bàn chân…), gia đình có công với cách mạng. Ngoài ra, Thành nói, mục đích xin giảm án nhằm có cơ hội để khắc phục hậu quả cho các bị hại để từ đó có tình tiết giảm nhẹ mức án.
Để khắc phục hậu quả vụ án, bị cáo đồng ý để lại 26% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư MHD Hà Nội, tương đương khoảng 75 tỷ đồng. Khoản tiền thứ hai là 10 tỷ đồng Nguyễn Thị Hà Thành chuyển cho bà Nguyễn Thị Thủy để bà Thủy mua cổ phần của MHD giúp mình. Hà Thành đề nghị Hội đồng xét xử truy thu cho mình để làm tài sản thi hành án.
Bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Jeongho Landmark) xác nhận việc bị cáo Hà Thành có 26% cổ phần tại công ty MHD (từ thời điểm 2018) và Ngân hàng Việt Á đang phong tỏa. Phần này nội dung bản án sơ thẩm chưa nêu nhưng trong hợp đồng thế chấp của bị cáo có nêu nội dung này.
Đại diện của Ngân hàng Việt Á cho biết, hiện tại số cổ phần này đứng tên bị cáo Nguyễn Thanh Tùng, nếu Hội đồng xét xử làm rõ đây là tài sản của Hà Thành, ngân hàng sẽ chấp nhận khấu trừ cho Hà Thành.
Ngoài 2 khoản tiền nêu trên, Nguyễn Thị Hà Thành cũng đề nghị Hội đồng xét xử truy thu số tiền gần 42 tỷ đồng chênh lệch mà anh Triệu Đình Hoan đã thu của bị cáo vượt so với lãi suất quy định.
Trước đó, Hà Thành bị tuyên phạt mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo bị cáo buộc đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng của 3 ngân hàng và 5 cá nhân.
Bị cáo Hà Thành bị buộc khắc phục hậu quả hơn 433 tỷ đồng đã gây ra. Đến nay, bị cáo không có khả năng khắc phục do đã sử dụng tiền để trả lãi vay ngoài, tất toán các khoản vay khác tại ngân hàng và mua cổ phần hoặc chi tiêu cá nhân. Cho rằng, mức án tù chung thân với mình là quá nặng, bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Thị Hà Thành (sinh năm 1984, ở Hà Nội) đã gây ra 27 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng. Do kinh doanh thua lỗ, "siêu lừa" đã nợ khoảng 80 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2018, Nguyễn Thị Hà Thành dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách VIP của các ngân hàng. Nguyễn Thị Hà Thành đã câu kết với 17 người là cựu cán bộ, nhân viên NCB, VietABank và PVCombank để lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu giữa mình với các "đại gia", hứa hẹn trả lãi ngoài cao. Sau đó, Thành giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu để cầm cố sổ tiết kiệm và được các ngân hàng giải ngân. Các cựu cán bộ ngân hàng đã giúp Nguyễn Thị Hà Thành hợp thức hồ sơ, soạn hợp đồng tiền gửi trái quy định. Họ bỏ qua nhiều bước xác minh như không gặp trực tiếp chủ tài sản đảm bảo, lập tờ trình cấp tín dụng dù hồ sơ giả mạo, chưa qua thẩm định..., qua đó giúp Nguyễn Thị Hà Thành vay tiền bằng tài sản của người khác. Tổng cộng, Nguyễn Thị Hà Thành đã chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng, PVComBank 49,4 tỷ đồng, VietABank hơn 273 tỷ đồng và của 4 cá nhân khác 63 tỷ đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tin khác
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động
Pháp đình 20/11/2024 06:39
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Pháp đình 15/11/2024 22:30
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Pháp đình 15/11/2024 21:20
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Pháp luật 06/11/2024 14:19
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Pháp luật 21/10/2024 16:15