Siết chặt mở ngành đào tạo, tuyển sinh trình độ đại học
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở đào tạo, giảm bớt những thủ tục hành chính quy định tại Thông tư 08/ 2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 và phù hợp với các quy định hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 22/ 2017/TT-BGDĐT với những điểm mới.
Cơ sở đào tạo phải có thư viện, thư viện điện tử đảm bảo việc hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên. |
Đảm bảo số lượng giảng viên cơ hữu
Thông tư quy định, các ngành nói chung, không phải là các ngành đặc thù thì phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 01 tiến sĩ và 04 thạc sĩ, hoặc 02 tiến sĩ và 02 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo.
Đối với những ngành thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài (trừ các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) phải có ít nhất 06 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có 01tiến sĩ và 03 thạc sĩ, hoặc 02 tiến sĩ và 01thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo.
Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe: Giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Ngành Y đa khoa: mỗi môn học phải có ít nhất 01 giảng viên cơ hữu, trong đó có ít nhất 9 tiến sĩ; Ngành Y học cổ truyền: mỗi môn học phải có ít nhất 01 giảng viên cơ hữu, trong đó có ít nhất 6 tiến sĩ; Ngành Răng - Hàm - Mặt, Ngành Y học dự phòng: mỗi môn học phải có ít nhất 01 giảng viên cơ hữu và trong đó có ít nhất 7 tiến sĩ; Ngành Dược học: mỗi môn học phải có ít nhất 01giảng viên cơ hữu và trong đó có ít nhất 5 tiến sĩ.
Đối với ngành đăng ký đào tạo thuộc nhóm ngành Nghệ thuật phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu cùng ngành hoặc ngành gần, trong đó phải có 01 tiến sĩ và 03 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. Những ngành chưa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam, có thể thay tiến sĩ bằng Nghệ sĩ Nhân dân và thay thạc sĩ bằng Nghệ sĩ Ưu tú.
Giảng viên cơ hữu giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có bằng cấp phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.
Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo trong độ tuổi lao động.
Trường hợp triển khai đào tạo tại phân hiệu cách xa trụ sở chính hoặc không thuận lợi về phương tiện đi lại (giảng viên không thể thường xuyên đi về trong ngày để thực hiện giảng dạy) đối với ngành đào tạo đã được cho phép mở ngành đào tạo ở trụ sở chính thì điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu bằng 40% so với quy định chung.
Phải có đủ phòng học, phòng thí nghiệm
Thông tư yêu cầu, các cơ sở đào tạo phải có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo và đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo ngành, nhóm ngành đã được quy định.
Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe, điều kiện về cơ sở thực hành ngoài cơ sở đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành; quy định danh mục các phòng thực hành phải có tại cơ sở đào tạo đối với một số ngành đặc thù như Y đa khoa; Y học cổ truyền; Răng - Hàm - Mặt; Y học dự phòng; Dược học; Điều dưỡng.
Cơ sở đào tạo phải có thư viện, thư viện điện tử đảm bảo việc hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên. Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo phải được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, sinh viên trúng tuyển, tốt nghiệp và được cấp bằng hàng năm theo các khóa học, ngành học (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật);công khai mức thu học phí và chi phí đào tạo của cơ sở đào tạo; công khai chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của tất cả các ngành đang tổ chức đào tạo.
Chương trình đào tạo của ngành đăng ký phải bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác; Chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của ngành đăng ký đào tạo được xây dựng đảm bảo chuẩn đầu ra, phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam hiện hành; Chương trình đào tạo được thủ trưởng cơ sở đào tạo ban hành sau khi đã được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua và sẽ thực hiện nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép mở ngành đào tạo.
Bộ trưởng sẽ xem xét quyết định mở ngành
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép mở ngành đào tạo khi cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định. Việc cho phép mở ngành đào tạo trong những trường hợp đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hoặc trong những lĩnh vực đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
Giám đốc đại học quốc gia được tự chủ quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học đối với các khoa trực thuộc, phân hiệu và các trường đại học thành viên. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc được giao quyền tự chủ mở ngành đào tạo được tự chủ quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học. Giám đốc đại học vùng được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ quyền quyết định mở ngành đào tạo.
Thu hồi giấy phép nếu gian lận mở ngành
Theo đó, cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây: Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định của Thông tư này; Tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép tổ chức hoạt động đào tạo; Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải đình chỉ tuyển sinh; Không đáp ứng các điều kiện về mở ngành đào tạo theo Thông tư này đối với những ngành đã được mở theo Thông tư 08; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở đào tạo bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học khi để xảy ra một trong các trường hợp sau đây: Có hành vi gian lận để được mở ngành đào tạo trình độ đại học; Vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo; Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh; Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải thu hồi quyết định mở ngành; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đối với những ngành đào tạo đang triển khai thực hiện, trong thời hạn 02 năm, kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, cơ sở đào tạo phải rà soát, bổ sung các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này. Sau 05 năm liên tiếp không tuyển sinh ngành đào tạo đã được cho phép, nếu muốn tuyển sinh và tổ chức đào tạo trở lại, cơ sở đào tạo phải đăng ký mở ngành đào tạo lại theo các quy định của Thông tư này. Các ngành mới, sau 02 khoá tốt nghiệp, cơ sở đào tạo phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, chất lượng và hiệu quả đào tạo, việc làm của người học sau khi đào tạo, ý kiến của người sử dụng lao động về chương trình đào tạo và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực để làm cơ sở đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tiếp tục đào tạo và bổ sung tên ngành mới vào Danh mục đào tạo. |
Theo Việt An/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36