Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Bà Rịa - Vũng Tàu thu gần 700 tỷ đồng dịp lễ 30/4 và 1/5 GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (huyện Châu Đức) nhằm khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện chiến thắng Bình Giã đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc khắc sâu đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Tượng đài Chiến thắng Bình Giã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Giới thiệu, quảng bá những thành tựu đạt được của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã, hội; cổ vũ, động viên các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, chung sức đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Lễ dâng hương, dâng hoa tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã và viếng Đền thờ Liệt sỹ huyện Châu Đức sẽ được tổ chức vào 7h30 - 8h30, ngày 2/12/2024 tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã và Đền thờ Liệt sỹ, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Triển lãm hình ảnh, tư liệu, hiện vật kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã diễn ra vào lúc 18h00 đến 19h00 ngày 2/12/2024, tại Khu vực Triển lãm (Công viên Trung tâm Hành chính phía trước Huyện ủy huyện Châu Đức).

Chương trình Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024) sẽ diễn ra vào lúc 19h30, ngày 2/12/2024 tại sân khấu phía trước Huyện ủy huyện Châu Đức. Chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra từ 20h50 - 22h00 ngày 2/12/2024 với việc tái hiện lại lịch sử về chiến thắng Bình Giã - dấu mốc chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc; đồng thời ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân ta và những thành tựu trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng.

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Bình Giã thuộc tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là địa bàn có nhiều tuyến giao thông thủy, bộ; địch bố trí nhiều căn cứ chiến đấu. Giữa năm 1964, Mỹ - ngụy thiết lập Đặc khu Phước Biên (gồm tỉnh Bà Rịa và Biên Hòa), trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

Chiến dịch Bình Giã diễn ra từ đêm 2/12/1964 đến ngày 3/1/1965, chia làm hai đợt: Đợt 1 từ đêm 2/12 đến ngày 17/12/1964; đợt 2 từ đêm 27/12/1964 đến chiều 3/1/1965. Chiến dịch Bình Giã kết thúc thắng lợi, đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 tên địch, bắt gần 300 tên, diệt gọn 2 tiểu đoàn chủ lực, 1 chi đoàn xe bọc thép và nhiều đại đội bảo an; phá hỏng 45 xe quân sự, phần lớn là xe M.113; bắn rơi, bắn hỏng 56 máy bay (chủ yếu là máy bay trực thăng), thu khoảng 1.000 súng các loại và 100 máy thông tin.

Chiến dịch Bình Giã thắng lợi vượt ra ngoài phạm vi chiến dịch, có ý nghĩa về chiến lược. Đây là chiến dịch tiến công đánh lớn, đánh mạnh và đánh sâu vào hậu cứ của địch, có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng miền Nam Việt Nam; mở rộng vùng giải phóng, phát triển chiến tranh nhân dân, xây dựng căn cứ địa, tạo cục diện mới, thúc đẩy chiến tranh cách mạng miền Nam phát triển.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/11, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Ngày hội cổ phục Việt Nam Bách Hoa Bộ Hành 2024 đã diễn ra với sự tham gia của gần 500 người mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động