Sẽ báo cáo Quốc hội việc sử dụng ngân sách mua sắm các trang thiết bị vật tư y tế phòng, chống dịch
Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khoá XV sẽ diễn ra từ ngày 4-11/1/2022 Xem xét 5 vấn đề cấp bách dự kiến thảo luận tại kỳ họp bất thường của Quốc hội |
Chiều nay (30/12), Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã tổ chức họp báo về dự kiến Chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Đồng chủ trì họp báo còn có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn; Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến.
Gói chính sách tài khóa, tiền tệ là hết sức cần thiết
Kỳ họp bất thường dự kiến khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội vào ngày 4/1/2022 và bế mạc vào ngày 11/1/2022. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (riêng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội sẽ họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội).
Toàn cảnh buổi họp báo |
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, với thời gian 5 ngày làm việc, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thảo luận và xem xét, thông qua 1 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Còn theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến, việc xây dựng Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và tác động nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chính sách hỗ trợ kịp thời, có sự đột phá và lan tỏa, triển khai nhanh, phù hợp với tình huống đặc biệt sẽ giúp sớm phục hồi nền kinh tế và tạo nền tảng cho sự phát triển trong những năm còn lại của giai đoạn 2021-2025 cũng như giai đoạn tiếp theo, không để Việt Nam rơi vào suy thoái kinh tế và suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.
Đồng thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hỗ trợ và cải cách, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp và tín nhiệm của quốc gia với các tổ chức quốc tế.
Tại Kỳ họp bất thường, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nghị quyết về việc bảo đảm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, trong đó bảo đảm nhất quán, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; chỉ sử dụng bội chi ngân sách nhà nước để chi đầu tư phát triển theo đúng quy định của pháp luật. Tập trung tăng cả tổng cung và tổng cầu, trong đó ưu tiên hơn tổng cung. Phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác (như chính sách thương mại, dịch vụ, đầu tư) để tối ưu hóa nguồn lực.
Cùng với đó, quy mô của gói chính sách phải đủ lớn, có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh lãng phí nguồn lực; được thiết kế và thực thi nhanh, kịp thời, nguồn lực đưa ra phải được hấp thụ tối đa; có thời hạn triển khai chủ yếu trong 2 năm 2022-2023 với lộ trình thích hợp để phục hồi và kích thích nền kinh tế… Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài gắn với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; huy động, quản lý và phân bổ, sử dụng các nguồn lực hợp lý, minh bạch, công khai, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.
Có thể sẽ có các Kỳ họp bất thường tiếp theo
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, tăng trưởng GDP cả năm 2021 là 2,58%. Dù là cố gắng lớn nhưng so với chỉ tiêu giao của năm thì còn “rất xa", nên gói chính sách tài khóa, tiền tệ để phục hồi kinh tế là hết sức quan trọng. "Nếu gói này được thông qua ở những ngày đầu năm 2022 sẽ thúc đẩy tăng trưởng năm 2022-2023 và cả nhiệm kỳ 2021-2026. Nếu để đến Kỳ họp tháng 5 thì rõ ràng sẽ chậm 5 tháng mới quyết định", ông Cường nói.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sẽ có báo cáo liên quan đến việc sử dụng ngân sách trong mua sắm các trang thiết bị vật tư y tế phòng, chống dịch. |
Cũng theo Tổng Thư ký Bùi Văn Cường, tên gọi Kỳ họp bất thường gắn với yếu tố cấp bách, gắn với tình hình cụ thể của đất nước và khi đặt tên là Kỳ họp thứ nhất thì có thể sẽ có các Kỳ họp bất thường tiếp theo, tùy theo tình hình khi phát sinh những vấn đề cấp bách cần giải quyết, với mục tiêu tối thượng là thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng kịp thời vào cuộc sống, không để ách tắc, thể hiện sự tích cực, chủ động của Quốc hội trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nói về mức độ đưa ra gói chính sách phục hồi kinh tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho rằng, bội chi và nợ công là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia vì liên quan đến an ninh tài chính, tiền tệ. Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm thì phải tăng thêm nguồn lực để kích thích kinh tế phát triển.
Nhưng nếu đặt bội chi cao quá, dành số tiền lớn quá, đẩy nợ công lên cao, thì ảnh hưởng an ninh tài chính quốc gia, khó ổn định vĩ mô, thậm chí nếu điều hành không khéo sẽ có tác động ngược trở lại… Đây là bài toán quốc gia nào cũng lo lắng, đòi hỏi điều hành phải hết sức thận trọng. Vì vậy, ông Toàn nhấn mạnh, đưa ra gói chính sách tiền tệ ở mức độ như thế nào phải gắn với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo mục tiêu kích thích kinh tế, vừa cố gắng giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, Tổng Thư ký Bùi Văn Cường cho biết, Đảng đoàn Quốc hội đã đề nghị và Ban cán sự Đảng Chính phủ cũng đã thống nhất sẽ có báo cáo về tình hình biến chủng Omicron và giải pháp trong thời gian tới. Đồng thời, sẽ có báo cáo liên quan đến việc sử dụng ngân sách trong mua sắm các trang thiết bị vật tư y tế phòng, chống dịch, trong đó có vụ việc phóng viên nêu (vụ “thổi giá” kít xét nghiệm của Công ty Việt Á - PV).
Ông Cường cũng cho hay, vụ việc đang trong quá trình điều tra và xoay quanh câu chuyện mua sắm này sẽ có báo cáo. “Cơ quan điều tra đã tiến hành thì phải làm đến cùng, có sự xét xử của Tòa theo đúng quy định của pháp luật”, ông Cường nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17