Sau sắp xếp, bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 24 đơn vị

Bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được sắp xếp lại theo đúng quy định pháp luật và theo Kết luận của Bộ Chính trị, gồm 24 đơn vị, trong đó có sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ, giảm 3 đầu mối cấp Vụ.
Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban Cử tri đặc biệt quan tâm đến Tổng kết Nghị quyết 18, sắp xếp tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, chiều 7/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) về bộ máy làm việc của VKSNDTC.

Trình bày Tờ trình, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hồ Đức Anh cho biết, ngày 12/1/2025, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 13061-CV/VPTW thông báo ý kiến của Bộ Chính trị nhất trí với việc rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy trong ngành Kiểm sát nhân dân, trong đó có tổ chức bộ máy của VKSNDTC.

Căn cứ Luật Tổ chức VKSND năm 2014, VKSNDTC đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn bộ máy làm việc của VKSNDTC.

Trong đó, kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc VKSNDTC có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn. Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là “Vụ công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng”.

Sau sắp xếp, bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 24 đơn vị
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hồ Đức Anh. Ảnh: Quốc hội

Đồng thời, kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng VKSNDTC.

Sáp nhập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh (T3); tên đơn vị sau sáp nhập là “Trường Đại học Kiểm sát”, có Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở xây dựng đề án cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh thành “Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và đơn vị Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.

Theo VKSNDTC, một số đơn vị cấp Vụ thuộc VKSNDTC có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, do đó, VKSNDTC đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc VKSNDTC đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an.

Sau sắp xếp, bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 24 đơn vị
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: Quốc hội

Qua thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc VKSNDTC có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn, Thường trực Ủy ban Tư pháp tán thành với Tờ trình của Viện trưởng VKSNDTC.

Đồng thời, Ủy ban Tư pháp cũng tán thành đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc VKSNDTC, đảm bảo ngắn gọn, khái quát nhưng vẫn thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Bên cạnh đó, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tư pháp tán thành dự thảo Nghị quyết do VKSNDTC trình, bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ bản thống nhất với Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về Cục, Vụ và tương đương, Cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao mới được ban hành, cũng đã bỏ quy định về giới hạn số lượng cấp phó tại các đơn vị cấp Cục, Vụ, Phòng.

Sau sắp xếp, bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 24 đơn vị
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC về bộ máy làm việc của VKSNDTC. Ảnh: Quốc hội

Kết luận nội dung Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, việc sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy này đúng với quy định tại Luật Tổ chức VKSND năm 2014.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nội dung Tờ trình của Viện trưởng VKSNDTC và dự thảo Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC về bộ máy làm việc của VKSNDTC.

Theo đó, bộ máy làm việc của VKSNDTC được sắp xếp lại theo đúng quy định pháp luật và theo Kết luận của Bộ Chính trị, gồm 24 đơn vị, trong đó có sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc VKSNDTC theo như Tờ trình, giảm 3 đầu mối cấp Vụ, sửa đổi tên gọi của một số đơn vị thuộc VKSNDTC, đảm bảo ngắn gọn, khái quát nhưng vẫn giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị.

Tại Phiên họp, với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC về bộ máy làm việc của VKSNDTC.

Theo Nghị quyết được thông qua, bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 24 đơn vị sau:

1. Ủy ban Kiểm sát;

2. Văn phòng;

3. Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án an ninh;

4. Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội;

5. Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng;

6. Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy;

7. Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án tư pháp;

8. Vụ Công tố và Kiểm sát xét xử hình sự;

9. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

10. Vụ Kiểm sát giam giữ và thi hành án hình sự;

11. Vụ Kiểm sát án dân sự;

12. Vụ Kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại;

13. Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự;

14. Vụ Kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp;

15. Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự;

16. Vụ Pháp chế;

17. Vụ Tổ chức cán bộ;

18. Cục Thống kê tội phạm và chuyển đổi số;

19. Cục Tài chính;

20. Thanh tra;

21. Trường Đại học Kiểm sát (có Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh);

22. Viện Khoa học kiểm sát;

23. Báo Bảo vệ pháp luật;

24. Viện Kiểm sát quân sự trung ương.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Tỷ giá trung tâm bắt đầu tuần mới với 24.779 đồng/USD
Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Hôm nay 17/3, giá dầu thế giới tiếp tục tăng, dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cũng bị cắt giảm do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 67,19 USD/thùng, tăng 0,95%, giá dầu Brent ở mốc 70,65 USD/thùng, tăng 1%.
Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương).
Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Trải qua 2 ngày thi đấu với 407 trận cầu căng thẳng và hấp dẫn, Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025 đã chính thức bế mạc.
Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Theo các chuyên gia y tế, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể phân biệt bằng mắt thường là có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí, chuyên gia cũng có thể nhầm. Để phòng tránh ngộ độc nấm, người dân không tự ý hái các loại nấm hoang dại để ăn.
Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025. Theo đó, Sở sẽ triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh học tại các cơ sở giáo dục cấp trung học và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Ngày 16/3, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 60 năm phong trào “Ba đảm đang”; biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024.

Tin khác

Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực đã tạm ngừng xung đột, có thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình.
Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Chiều 14/3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tiến hành họp triển khai nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương, Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có chính quyền mới.
Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Ngày 13/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong Kỷ nguyên mới”. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội thảo.
Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Ngày 15/3, tại thành phố Bến Tre, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025) - Nữ tướng anh hùng, người cán bộ lãnh đạo có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre.
Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội; nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại theo các hướng đã dự kiến, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại...
Nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức các hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), sáng 13/3, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Sớm ban hành nghị định, thông tư để luật đi vào cuộc sống

Sớm ban hành nghị định, thông tư để luật đi vào cuộc sống

Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 11/3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc lớn, đảm bảo thận trọng, chặt chẽ. Chính phủ và các bộ ngành cần sớm ban hành nghị định, thông tư để các luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động