Sẵn sàng kịch bản để ứng phó với dịch
Ảnh minh họa. |
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố vừa qua, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Sở Y tế, các đơn vị xây dựng, chuẩn bị nghiêm túc kịch bản khi có 100.000 ca bệnh.
Đồng thời, Thành phố đã thống nhất quan điểm, trừ 4 quận lõi không cách ly tập trung F1 tại nhà; các quận, huyện còn lại căn cứ vào hướng dẫn của Sở Y tế xây dựng phương án đối với F1, trước hết là cách ly tập trung, phương án 2 là cách ly tại cơ sở lưu trú hoặc cách ly tại nhà. Chỉ cách ly tại nhà khi đã nghiên cứu kỹ và có tiêu chuẩn cụ thể đáp ứng đủ điều kiện.
Đặc biệt, nếu xuất hiện 30.000 ca bệnh trở lên, thành phố Hà Nội sẽ chia ra 4 cấp độ điều trị cho các F0. Cụ thể, tại Bệnh viện Thành phố là cấp độ 1; Bệnh viện tuyến quận, huyện là cấp độ 2; trung tâm y tế xã, phường, thị trấn là cấp độ 3; cấp độ 4 là khi đã quá tải, điều trị tại nhà.Thành phố cũng đã giao Sở Y tế nghiên cứu thí điểm điều trị F0 thể nhẹ tại nhà; giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chịu trách nhiệm về công tác cách ly tập trung F1 ở 4 quận lõi là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng.
Như chúng ta đã biết, đại dịch Covid-19 đã diễn ra trên quy mô toàn cầu suốt 2 năm qua, điều đáng lo ngại ngay tại một số quốc gia châu Âu, nơi được cho là phòng, chống Covid-19 hiệu quả nhất nhờ mức độ “phủ sóng” vắc xin phòng Covid-19 như Đức, Hà Lan, Anh… rất cao thì nay đang phải đối diện với đợt dịch thứ 5.
Điều đó chứng tỏ vi rút SARS-CoV-2 với những biến thể mới vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch và hệ số lây nhiễm vẫn rất lớn. Tuy nhiên, sau biến cố do đại dịch mang đến cho nhân loại, cuộc sống vẫn phải tiếp tục, không thể “ngưng” hoạt động. Bởi thế, dựa vào thực tiễn, kinh nghiệm chống dịch và các dữ liệu khoa học để đưa ra kịch bản phòng, chống Covid-19 là hết sức quan trọng. Kịch bản phải đáp ứng tiêu chí “chung sống an toàn với dịch” và không để xảy ra thảm họa do dịch bệnh gây ra.
Trên tinh thần đó, các nước nói chung, Việt Nam và Hà Nội nói riêng dựa vào yếu tố dịch tễ để có kịch bản chi tiết nhất nhằm phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả nhất.
Khi các ca mắc đối với người đã tiêm vắc xin trên tổng các ca mắc (tỷ lệ) mà có biểu hiện nhẹ sẽ có cách chống khác; nếu nặng sẽ có cách chống khác… Nói ngắn gọn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường, việc thành phố Hà Nội đưa ra các kịch bản để ứng phó với dịch là cách làm khoa học, có chiều sâu và bài bản.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49