Sách nói là một phần không thể thiếu của văn hóa đọc
Những năm gần đây, việc thúc đẩy văn hóa đọc đang ngày càng được quan tâm. Từ thành thị đến nông thôn, rất nhiều hoạt động, chương trình được tổ chức từ trực tiếp đến trực tuyến nhằm thúc đẩy văn hoá đọc. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, ngành xuất bản dần hòa nhập, đây là xu thế bắt buộc để tạo động lực thúc đẩy trong bối cảnh chuyển đổi số.
Các khách mời chia sẻ tại Tọa đàm: "Sách nói với phát triển văn hóa đọc cộng đồng" |
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết nhu cầu đọc sách phát triển trong xã hội hiện nay vì nó đáp ứng được ba yêu cầu quan trọng của mỗi người. Thứ nhất, đọc để làm nghề (giải quyết nhu cầu cấp bách nhất). Thứ hai, đọc để làm người (trang bị kiến thức làm nền tảng cho con người, phát triển đạo đức và lối sống trong xã hội). Cuối cùng, đọc để hạnh phúc (mỗi người khi tìm đọc một quyển sách cũng có những mục tiêu hạnh phúc khác nhau) với đa dạng đề tài như sách Phật giáo, tâm linh, hay ngôn tình, tiểu thuyết...
Đồng thuận với ý kiến trên, ông Trần Đại Chính (Chủ tịch Hội Liên hiệp Thư viện miền Đông Nam Bộ) cho biết, truyền thống sách giấy đã tạo thói quen trong văn hóa đọc, tuy nhiên chúng ta đã bắt gặp hình ảnh cụ già sử dụng smartphone để đọc tin tức, chính hình ảnh này đặt ra cho ngành in ấn - xuất bản, thư viện, rộng hơn là lĩnh vực thông tin hướng đi mới.
“Chúng ta đề cao việc đọc sách, tuy nhiên cần phát sinh hệ sinh thái công nghệ, ví dụ sách nói. Từ đây, ngành xuất bản có vai trò và chỗ đứng hơn trong nền kinh tế tri thức. Tôi nghĩ rộng hơn, đây là nền kinh tế tuần hoàn và chia sẻ thông qua công nghệ, chúng ta sẽ không gặp cản trở về giờ giấc hành chính. Chúng ta cần làm tốt hiện tại và làm mới thói quen của người đọc với sự kết hợp của công nghệ”, ông Trần Đại Chính chia sẻ.
Ông Lê Hoàng Thạch (CEO ứng dụng sách nói Voiz FM) cũng chỉ ra rằng văn hóa đọc cần gắn với nhu cầu người dùng. Ở Việt Nam, lượt search về sách nói cao, thể hiện nhu cầu của người dùng. Vì vậy, Voiz FM được tạo ra để đáp ứng một nhu cầu của người dùng.
Ra mắt từ cuối năm 2019, Voiz FM hiện có hơn 1.000.000 lượt tải, với khoảng 100.000 người dùng tích cực mỗi tháng. Năm 2021, ứng dụng này đã đạt mốc tăng trưởng gấp 50 lần, với kho nội dung được cho là có số lượng phong phú hàng đầu hiện nay với gần 2.000 nội dung chất lượng cao, có bản quyền.
Về vấn đề độc quyền sách nói trên ứng dụng nghe sách, ông Lê Hoàng Thạch chia sẻ: “Độc quyền là bảo vệ quyền lợi mọi người. Giai đoạn đầu là tập trung phát triển sản phẩm, ứng dụng, cần sự đầu tư lớn từ chiến lược độc quyền. Vì trong thị trường nhỏ, độc quyền sẽ giúp mình tập trung phát triển những điều thị trường cần, mở rộng văn hoá đọc của người Việt Nam.
Giai đoạn hai khi mà thói quen người dùng phổ biến, Voiz FM cũng sẽ định hướng tạo cơ hội mở rộng sản phẩm sách nói. Sắp tới, Voiz FM sẽ có hệ thống thử nghiệm sách tinh gọn, hy vọng các đơn vị rộng mở hơn với loại hình mới, phát triển hơn trong tương lai”.
Tuy nhiên việc phát triển văn hóa đọc cộng đồng đi cùng sách nói cũng sẽ đòi hỏi nhiều thử thách. Theo ông Nguyễn Nguyên, (Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông) hiện tại phát triển sách nói còn nhiều rào cản, đội ngũ sản xuất chưa đủ mạnh mẽ, hành lang pháp lý, đặc biệt là vấn đề là bảo vệ bản quyền, thủ tục, vấn đề đầu tư còn hạn chế.
Trước những thử thách đó các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng đầu tiên là thay đổi nhận thức, bắt đầu từ các bạn trẻ có niềm đam mê và yêu sách, tiếp đến là phát triển nhân lực để thay đổi diện mạo.
“Ở Việt Nam, 21% dân số đọc sách (tương đương 21 triệu người), nhưng nếu nhìn chiều còn lại, đây là thị trường tiềm năng và cần phát triển hơn nữa. Bởi vì còn một thị trường gần 80 triệu người chưa được phục vụ nếu chúng ta làm được, cần biến những rào cản thành cơ hội. Chúng ta cần nhìn mặt đầy đủ, toàn diện để từ đó chúng ta giải quyết chứ không phải quay đầu lại”, ông Nguyễn Nguyên đánh giá.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54