Rồng trong đời sống và văn hóa người Việt

(LĐTĐ) Với người dân Việt Nam, hình tượng rồng (Thìn) trở nên rất thân thiết, gần gũi. Thiên tình sử, cha là Lạc Long Quân (gốc Rồng), kết hôn với mẹ là Âu Cơ (Tiên nữ), rồi sinh một bọc trăm trứng, nở trăm con, mà dân tộc chúng ta được xem như thuộc nòi giống Rồng Tiên.
Người “giữ hồn” cho văn hóa trà Việt Tạo bứt phá phát triển công nghiệp văn hóa

Rồng luôn được coi là vị “phúc thần”

Rồng trong đời sống và văn hóa người Việt
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng

Những ngày cuối năm Quý Mão, phóng viên Báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Bà say sưa nói về con rồng, biểu tượng của năm mới Giáp Thìn 2024. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, hiện có rất nhiều quan điểm và cái nhìn về rồng ở Việt Nam. Hình tượng rồng xuất hiện sớm, từ những buổi đầu dựng nước, tồn tại và phát triển qua các thời kỳ. Rồng đã trở thành một trong những hình tượng chủ đạo của một số loại hình nghệ thuật Việt Nam, được thể hiện vô cùng sinh động và đa dạng trên mọi loại hình và chất liệu.

“Theo thời gian, hình tượng rồng có thay đổi và cũng không thay đổi. Mặt bất biến của hình tượng rồng là trong tâm thức của người Việt và trong đời sống văn hóa Việt Nam, hình tượng rồng luôn được coi là một vị “phúc thần” che chở và bao bọc cho con người. Đó là ý nghĩa mang tính thiêng, khiến cho hình tượng rồng có trong văn hóa Việt tồn tại vĩnh hằng, cho đến tận bây giờ và trở thành biểu tượng văn hóa Việt Nam”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Có thể thấy, từ xưa đến nay, người Việt ta tự nhận mình là con Rồng cháu Tiên. Hình tượng con rồng gắn liền với văn hoá, tư tưởng của người Việt, là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt, được thể hiện với nhiều góc độ và những chất liệu khác nhau, song lại thể hiện một nội dung chung đó là: Sức mạnh và ý chí, khát vọng vươn lên của dân tộc.

Theo Sử biên niên, ngày sáng lập ra triều đại nhà Lý có rồng xuất hiện nên Thủ đô có tên là Thăng Long. Rồng không những là biểu tượng của vua, của sự thiêng liêng, rồng còn là biểu tượng của thân hình đất nước: Từ Bái Tử Long, Hạ Long, Bạch Long Vĩ, qua Thăng Long đến Cửu Long. Mường tượng đất nước Việt Nam như một con rồng thì khúc đầu là miền Bắc, khúc giữa là miền Trung, khúc đuôi là Nam Bộ.

Trong số 12 con giáp, rồng là con vật duy nhất không tồn tại trong giới tự nhiên, đấy là một sự sáng tạo nảy sinh trong trí tưởng tượng của con người. Linh vật rồng, tiêu chuẩn phải là sự hội tụ đầy đủ các đặc điểm được cho là ưu điểm nhất của những con vật có thật. Thân rắn, vảy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, chân hổ, móng vuốt đại bàng, tai bò, mũi và bờm sư tử, đuôi gà trống… Rồng đứng đầu trong bộ tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), hình tượng rồng thường được thể hiện với dáng vẻ uy nghi, mạnh mẽ trong chốn cung đình, đồng thời cũng được thể hiện với những chuyển biến lạ, thậm chí còn có vẻ hài hước, vui nhộn trong nghệ thuật dân gian. Đối với phương Đông thì rồng được coi là con vật linh thiêng, tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ và sức mạnh phi thường.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, rồng không phải chỉ có ở Việt Nam, hình tượng Rồng có mặt ở trên thế giới. Ở phương Tây, rồng được coi là một ác thần, một quái thú để thử thách sức mạnh của chiến binh. Trong khi đó, ở phương Đông, rồng được coi là một biểu tượng tôn giáo, tâm linh. Ở mỗi quốc gia, biểu tượng Rồng cũng có sự khác biệt. Ví dụ, ở Trung Quốc, hình tượng rồng gắn với biểu tượng của quân quyền, gắn với quyền lực của bậc để vương, gắn với sức mạnh. Còn trong văn hóa Việt Nam, rồng có ý nghĩa là một vị “phúc thần” che chở cho con người, vì nó hợp nhất âm dương. Rồng vừa bay trên trời, vừa sống ở dưới nước. Trong đó, truyền thuyết “Rồng Tiên” đã cho chúng ta thấy rất rõ chúng ta là “Con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên”.

Ý nghĩa lớn đó khiến cho hình tượng rồng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trong tiến trình của lịch sử, biểu tượng rồng cũng có rất nhiều sự thay đổi. Đầu tiên, là rồng biết hô mây gọi gió, hô phong hoán vũ trong truyền thuyết của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Sau đó, rồng li biệt và mẹ Âu Cơ mang 50 con lên rừng, Lạc Long Quân mang 50 con xuống biển. Kể từ đó, rồng trở thành biểu tượng của văn hóa miền xuôi, miền biển còn Âu Cơ Tiên nữ trở thành văn hóa của núi rừng. Tuy nhiên, mối tình chung thủy cũng khiến cho 2 miền rừng núi và biển sâu gắn kết với nhau.

“Đến khi chế độ phong kiến được xác lập ở Việt Nam, biểu tượng rồng lại trở thành biểu tượng của uy quyền. Tuy nhiên, khác với văn hóa của Trung Quốc ở chỗ, nhà nước của Trung Quốc là nhà nước của vua, cho nên rồng cũng là biểu tượng của quyền lực, nhưng không đại diện cho sức mạnh của nhân dân mà đại diện cho quyền lực của các bậc đế vương. Còn ở Việt Nam, là đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao, thần thoại, nên rồng là biểu tượng cho vua nhưng đó là minh quân và tiếng nói của vua cũng chính là tiếng nói của nhân dân. Cho nên, biểu tượng rồng đã thẩm thấu và thấm nhuần đạo lý của người dân Việt Nam, đó là một vị “phúc thần” che chở và bao bọc cho đời sống của con dân”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Rồng trong đời sống và văn hóa người Việt

Từ xa xưa, cha ông ta và con cháu vẫn cho mình là con Rồng cháu Tiên. Vua Hùng và con cháu, đều là hậu duệ của Lạc Long Quân, Âu Cơ, là chủ nhân sớm nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, đã cùng chung sức, chung lòng khai hoang, tìm giống, rồi trồng lúa làm nguồn sống chính. Thế là “nền văn minh lúa nước” được ra đời từ đấy. Trồng lúa, phải có phân, cần, giống - ba thứ quan trọng trong trồng lúa nước. Khi cuộc sống mới thoát thai hoang dã, đang tiến đến thời kỳ sơ khai, đời sống con người, cùng công việc lao động còn phụ thuộc và bị thiên nhiên chi phối, thì mưa rất quan trọng với việc trồng lúa nước. Quan niệm của người xưa, cho là rồng phun ra nước, tức rồng làm cho mưa, ra nước. Và rồng có tài hút được nước và phun ra nước. Vậy nên, có rồng là có nước. Vì thế, người ta tin ở rồng, hi vọng, mong muốn, chờ mong ở rồng. Chính vì sự gắn bó và hi vọng tốt đẹp đó, mà người Việt có nhiều nét đậm tình đậm nghĩa, với hình ảnh đậm nét của rồng trong đời sống.

Ước vọng bình an, phát triển

Trong nghệ thuật trang trí, rồng xuất hiện trên mọi chất liệu, với những cách thức thể hiện và ý nghĩa không giống nhau. Có thể nói hình tượng rồng được tạc thành từng khối riêng hoặc dạng phù điêu trên chất liệu đá là một trong những cách thể hiện phổ biến nhất. Sử dụng trong trang trí hai bên bậc cấp lối đi, trên bình phong, trên bia đá lăng tẩm. Những đồ án rồng trang trí trên đá thời Lý - Trần nổi bật phải kể đến như đá chạm tháp Chương Sơn (Ý Yên, Nam Định); đá chạm tháp tròn chùa Phật Tích (Bắc Ninh); điêu khắc rồng trên đá ở khu di tích điện Lam Kinh (Thanh Hoá), ở điện Kính Thiên trong Hoàng Thành Thăng Long… được xem là những tác phẩm tiêu biểu nhất.

Tuy nhiên, cùng một chủ đề, cùng một nội dung nhưng lại có những cách thể hiện không giống nhau, khiến cho ta có cảm giác không bị nhàm chán. Nếu như rồng thời Lý - Trần thon, dài không vảy, có vẻ hiền lành, thì sang thời Lê, rồng có những đặc điểm dễ nhận biết hơn đó là chiếc mũi to và vẻ uy nghi mạnh mẽ khác hẳn rồng thời trước. Đến thời Nguyễn, rồng được thể hiện mạnh mẽ hơn, thân có vảy và khuôn mặt dữ tợn hơn.

Thoát ra khỏi khuôn khổ cung đình, hình tượng rồng cũng được lấy chủ đề là những câu chuyện trong dân gian để thể hiện. Cá hoá rồng trên gốm tàu cổ Cù lao Chàm là một sản phẩm như vậy. Với lối vẽ theo công bút, thể hiện nắn nót tỉ mỉ trong nét thanh, nét đậm, sự cẩn thận, kỹ lưỡng trong tô mảng đậm nhạt, rồng được thể hiện rất đặc sắc. Thân trên là rồng, thân dưới là cá, làm cho hình tượng Rồng có sự chuyển biến mới lạ, bay bổng, sinh động hơn và đa dạng hơn.

Trang trí rồng đắp vữa gắn sành sứ cũng rất phổ biến, đặc biệt là trang trí trên nóc cung điện. Cung điện càng quan trọng thì trang trí càng nhiều, kích thước càng lớn, tiêu biểu nhất phải nói đến cổng chính, nóc và điện Thái Hoà nhà Nguyễn (Hoàng thành Huế). Dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân, những con rồng như đang bay lượn trên bầu trời. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã đánh giá rất cao những mô típ trang trí này, họ cho rằng, cho dù đứng ở phía nào của điện Thái Hoà cũng nhìn thấy hình tượng chín con rồng đang bay lượn trên nóc mái. Điều đó khiến cho công trình trở nên thanh thoát hơn.

Ngoài ra, trang trí rồng trên gỗ cũng chiếm một số lượng lớn, hình thức này không chỉ bó hẹp trong trang trí cung đình mà mở rộng ra trong trang trí dân gian. Như chạm trổ rồng trên hệ thống cột, vì kèo, hoành phi, cửa tam bảo, cửa võng ở đình, chùa, đền.... Song trang trí rồng trong dân gian không hoành tráng, uy nghi và công phu như trang trí rồng trong cung đình. Các chất liệu khác như xương, sừng, ngà, vải…cũng lấy rồng làm chủ thể trang trí.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, biểu tượng rồng trong văn hóa Việt Nam có một đặc điểm nữa là rất gần gũi, giản dị, thân thuộc và trở thành phức hợp, tổng hợp các yếu tố của những con vật vừa linh thiêng, vừa gần gũi đó là: Cá sấu, rắn, cá, chim… Đó là kết quả của trí tưởng tượng mà trí tưởng tượng này lại xuất phát từ thực tiễn nên nó gắn kết với đời sống của con người.

“Từ những ý nghĩa đã được phân tích như trên, Thìn chính là rồng, và là 1 trong 12 con giáp ở Việt Nam. Trong 12 con giáp đó, con giáp nào người Việt Nam cũng tôn kính, cũng vinh danh cả. Nhưng trong đó, con rồng vẫn được người Việt coi là biểu tượng của sự may mắn, sức mạnh, sự tốt đẹp, khát vọng vươn lên. Đặc biệt, nó là biểu tượng của sự cân bằng âm dương, hợp nhất âm dương. Biểu tượng may mắn của Rồng khiến người ta nghĩ rằng những người sinh năm rồng (năm Thìn) sẽ được trời đất phù hộ, có quý nhân phù trợ, cho nên luôn luôn khỏe khoắn, may mắn, thông minh, quyết đoán… Do vậy, nhiều người vẫn cho rằng những người sinh năm Rồng hoặc đón năm rồng đều là những năm tốt đẹp”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Thìn: Âm gốc Hán đọc là thần, từ chỉ thời gian mở đầu buổi sáng mỗi ngày. Từ nghĩa đó, “thần” còn được chỉ mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Năm Thìn là năm ứng với con rồng. Chữ rồng âm Hán Việt gọi là long. Rồng là con vật tưởng tượng, hư cấu từ những hình tượng của những con vật có thực.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động