Rau răm - cây gia vị chữa bệnh
Rau răm chữa đầy hơi rất hiệu quả. Ảnh minh họa từ Internet. |
Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài thuốc. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. hoặc dùng khô sắc uống.
Trong các y văn ghi lại, rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cẩm tả lỵ. Nó còn giúp trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). Ngoài ra rau răm còn có những công dụng chữa bệnh:
Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng, xoa tập trung vào vùng rốn sẽ dần hết trướng bụng và tiêu hóa trở lại bình thường.
Nước ăn chân:Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau ngày 2 lần có tác dụng giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm.
Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
Chữa mụn nhọt mới phát: Rau răm 100g giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài có thể chữa được mụn nhọt mới phát.
Chữa đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay sẽ cầm máu và giúp cho vết thương nhanh khỏi.
Chữa trẻ em nhiều rôm sẩy:Rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.
Rau răm còn dùng phổ biến cho một số món ăn sau:
- Trưng vịt lộn: Rau răm làm giảm mùi tanh của trứng vịt lộn.
- Cháo thịt dê: Rau răm có tác dụng khử mùi, ôn òa.
- Lẩu cá kèo: Rau răm chống hoạt tinh.
- Các món nghêu, sò, hến luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm, có tác dụng tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.
- Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm để giảm tính hàn của rươi.
Tuy nhiên, ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày có kinh nguyệt không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Rau răm không độc nhưng nếu dùng thường xuyên với số lượng nhiều sẽ làm giảm khả năng tình dục cả ở đàn ông lẫn đàn bà.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chậm giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay ODA
Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan
Chỉ số CPI Hà Nội tháng 11 tăng so với cùng kỳ
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/12: Có mưa vài nơi, đêm và sáng trời lạnh
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Tin khác
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Y tế 03/12/2024 19:43
Lâm sàng xuất sắc: Trái tim của chuyển đổi y tế
Y tế 03/12/2024 17:44
TP.HCM: Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng
Y tế 03/12/2024 15:39
Niềm vui vỡ oà của cặp vợ chồng sau 13 năm hiếm muộn
Y tế 03/12/2024 12:20
Sửa đổi Luật Dược: Chỉ cho phép bán thuốc online trong một số trường hợp
Y tế 03/12/2024 07:11
Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Y tế 03/12/2024 07:07
Hà Nội ghi nhận thêm 585 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 02/12/2024 17:01
Những điểm mới của Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)
Infographic 02/12/2024 06:15
Bệnh viện công lập thứ 9 của Hà Nội triển khai bệnh án điện tử
Y tế 02/12/2024 06:11
Gần 381 nghìn trẻ tại Hà Nội được uống bổ sung vitamin A đợt 2
Y tế 01/12/2024 14:46