Rau răm - cây gia vị chữa bệnh

16:50 | 25/10/2017
Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm mát dễ chịu, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn nhưng cũng là một loại cây gia vị chữa bệnh hữu hiệu.
rau ram cay gia vi chua benh 8 mẹo bất ngờ với muối bà nội trợ nào cũng nên biết
rau ram cay gia vi chua benh 8 công dụng bất ngờ từ bã trà túi lọc
rau ram cay gia vi chua benh Công dụng chữa bệnh từ rau rút nếu bạn ăn đúng cách
rau ram cay gia vi chua benh Những công dụng chữa bệnh cực hay từ lá sung
rau ram cay gia vi chua benh Lá đinh lăng và những bài thuốc chữa bệnh, làm đẹp cực hay
rau ram cay gia vi chua benh
Rau răm chữa đầy hơi rất hiệu quả. Ảnh minh họa từ Internet.

Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài thuốc. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. hoặc dùng khô sắc uống.

Trong các y văn ghi lại, rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cẩm tả lỵ. Nó còn giúp trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). Ngoài ra rau răm còn có những công dụng chữa bệnh:

Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng, xoa tập trung vào vùng rốn sẽ dần hết trướng bụng và tiêu hóa trở lại bình thường.

Nước ăn chân:Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau ngày 2 lần có tác dụng giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm.

Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.

Chữa mụn nhọt mới phát: Rau răm 100g giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài có thể chữa được mụn nhọt mới phát.

Chữa đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay sẽ cầm máu và giúp cho vết thương nhanh khỏi.

Chữa trẻ em nhiều rôm sẩy:Rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.

Rau răm còn dùng phổ biến cho một số món ăn sau:

- Trưng vịt lộn: Rau răm làm giảm mùi tanh của trứng vịt lộn.

- Cháo thịt dê: Rau răm có tác dụng khử mùi, ôn òa.

- Lẩu cá kèo: Rau răm chống hoạt tinh.

- Các món nghêu, sò, hến luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm, có tác dụng tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.

- Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm để giảm tính hàn của rươi.

Tuy nhiên, ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày có kinh nguyệt không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Rau răm không độc nhưng nếu dùng thường xuyên với số lượng nhiều sẽ làm giảm khả năng tình dục cả ở đàn ông lẫn đàn bà.

Khánh Ly (Tổng hợp)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này