KỶ NIỆM 16 NĂM ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TP.HÀ NỘI:

Quyết định mang tầm chiến lược để Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Sau 16 năm điều chỉnh địa giới hành chính, diện mạo Thủ đô Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại, kinh tế - xã hội đã có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi); xem xét, cho ý kiến đối với các nội dung quy hoạch Thủ đô, là nền tảng quan trọng để xây dựng phát triển Thủ đô với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh.
Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc Siết chặt hơn nữa kỷ cương, kỷ luật và đạo đức công vụ Ngành Tuyên giáo Thủ đô thực hiện tốt vai trò “cầu nối” ý Đảng với lòng dân

Dấu mốc mang tầm vóc lịch sử

Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), từ ngày 1/8/2008 được hợp nhất vào thành phố Hà Nội. Sự kiện này đã tạo ra một dấu mốc có ý nghĩa chiến lược và mang tầm vóc lịch sử trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Quyết định mang tầm chiến lược để Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại.

Hà Nội là Thủ đô - trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 đã thể hiện sự quan tâm, tin tưởng và kỳ vọng đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và đồng bào, chiến sĩ cả nước dành cho Thủ đô Hà Nội.

Từ những nền tảng quan trọng ấy, Hà Nội đã đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại cho Thủ đô - trái tim của cả nước.

Nhờ đó, sau 16 năm điều chỉnh địa giới hành chính, kinh tế - xã hội Thủ đô đã có bước phát triển vượt bậc. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008 - 2010 (theo quy mô chưa thay đổi) đạt 9,68%/năm; giai đoạn 2011 - 2022 (theo quy mô điều chỉnh), GRDP tăng bình quân 6,67%/năm; năm 2023, GRDP tăng 6,27% so với năm trước; 6 tháng đầu năm 2024, GRDP tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Đặc biệt, lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2024 dẫn đầu cả nước, ước đạt 337,2 nghìn tỷ đồng.

Điểm sáng kinh tế Thủ đô còn thể hiện rõ nét trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Hai quy hoạch lớn của Thành phố là Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được hoàn thành, trình Quốc hội khóa XV xem xét tại Kỳ họp thứ 7.

Quyết định mang tầm chiến lược để Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Kinh tế - xã hội Thủ đô đã có bước phát triển vượt bậc.

Hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành, đưa vào khai thác hoặc khởi công như Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; đường Vành đai 2 trên cao; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2... tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển Thủ đô bền vững.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển toàn diện; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân Thủ đô không ngừng được cải thiện. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03%, đã có 18/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo.

Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế và xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng, an ninh được bảo đảm…

Cùng với đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt kết quả quan trọng. Công tác xây dựng nông thôn mới tiến bộ vượt bậc, diện mạo Thủ đô đổi mới, văn minh, hiện đại; hiệu quả các hoạt động đối ngoại được nâng cao. Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín và đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước…

Quyết định mang tầm chiến lược để Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Diện mạo các huyện của Hà Nội ngày càng khang trang, sạch, đẹp.

Gặt hái được những “trái ngọt” sau 16 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12, theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, yếu tốt “then chốt” là sự quyết liệt, thống nhất trong quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương đã tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và dư luận xã hội với nhiệm vụ phát triển Thủ đô. Cùng với đó, sự gương mẫu chấp hành sự phân công, bố trí sắp xếp lại của các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức đã tạo nên không khí phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết.

Động lực mới để Thủ đô bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với 7 Chương, 54 Điều, gồm 9 nhóm cơ chế, chính sách lớn rất đặc thù cho Thủ đô trên cơ sở thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; đồng thời kế thừa, phát triển Luật Thủ đô năm 2012.

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 17 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước, trong đó thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền Thành phố trong việc thực hiện đồng bộ nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cùng với thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã xem xét cho ý kiến đối với 2 Quy hoạch (gồm: Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065) và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian tới, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng phát triển Thủ đô với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh.

Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội, các đồ án được xây dựng công phu, khối lượng thông tin phong phú, đa dạng và phức tạp, cơ bản bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng, là động lực mới để Thủ đô có thêm nhiều cơ hội bứt phá, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Đặc biệt, là tăng tốc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố đã đề ra.

Trong các cuộc họp của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, về tổng thể, khi triển khai Luật Thủ đô năm 2024, trước hết Thành phố tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt luật.

Theo đồng chí Trần Sỹ Thanh, Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phổ biến sâu rộng Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp dân cư cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân và địa phương. Các cấp, các ngành tập trung quán triệt, tuyên truyền để đạt sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí và trách nhiệm của Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; trung tâm, động lực phát triển của Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Từ đó, khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển, xây dựng Thủ đô trở thành thành phố đáng sống của cả nước, khu vực và thế giới, thành phố kết nối toàn cầu, thành phố sáng tạo.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia, là trục liên kết vùng, trở thành “con tàu” kéo cả vùng Thủ đô phát triển và tiến về phía trước
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được xây dựng và hình thành sẽ tạo không gian phát triển mới.

Đáng chú ý, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và quy định theo thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất khó khăn.

Luật giao ban hành văn bản để triển khai thực hiện 96 nhiệm vụ, trong đó 74 nhiệm vụ phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 22 nhiệm vụ ban hành văn bản cá biệt. Trước mắt, Thành phố sẽ phối hợp cùng các cơ quan Trung ương xây dựng và trình Chính phủ 3 nội dung; Thành phố xây dựng và ban hành văn bản triển khai 39 nội dung thuộc thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 1/1/2025 để bảo đảm hiệu lực thi hành Luật Thủ đô.

Kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được và truyền thống đoàn kết, ý chí khát vọng thịnh vượng sẽ thúc đẩy Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, đi đầu, thi đua đạt kết quả tốt trên mọi lĩnh vực, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nỗ lực thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ và sớm triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) đạt hiệu quả cao nhất, để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nguồn vốn Agribank giúp doanh nghiệp Việt vươn xa

Nguồn vốn Agribank giúp doanh nghiệp Việt vươn xa

(LĐTĐ) Agribank luôn khẳng định vai trò là ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trong hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam, kiên định với sứ mệnh chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong suốt hành trình 36 năm phát triển, nguồn vốn Agribank đã và đang góp phần giúp nhiều doanh nghiệp Việt phát triển bền vững, vươn xa ra thế giới từ những nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương.
HoREA: Chưa cần thiết ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

HoREA: Chưa cần thiết ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang lấy ý kiến để soạn thảo quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020 ngày 16/1/2020 của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM quy định về Bảng giá đất trên địa bàn Thành phố với nhiều thay đổi, đang nhận được sự quan tâm của dư luận, trong đó có đại diện các doanh nghiệp bất động sản.
Phường Đội Cấn: Tích cực chuyển đổi số trong cải cách hành chính

Phường Đội Cấn: Tích cực chuyển đổi số trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân phường Đội Cấn, quận Ba Đình, đã cho ra mắt 2 mô hình “Chứng thực không chờ, ngoài giờ hành chính” và mô hình chuyển đổi số trong cải cách hành chính “Chạm để kết nối”.
Nông thôn mới nâng cao giúp Hoài Đức đáp ứng nhiều hơn nữa các tiêu chí lên quận

Nông thôn mới nâng cao giúp Hoài Đức đáp ứng nhiều hơn nữa các tiêu chí lên quận

(LĐTĐ) Với việc sớm hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Hoài Đức (Hà Nội) sẽ có thêm nhiều nguồn lực để tiếp tục nâng cao chất các tiêu chí nhằm đáp ứng yêu cầu đưa xã lên phường, huyện lên quận.
Hà Nội thực hiện nghiêm các yêu cầu của Trung ương về giáo dục liêm chính

Hà Nội thực hiện nghiêm các yêu cầu của Trung ương về giáo dục liêm chính

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương, do đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương dẫn đầu, đã làm việc với Thành ủy Hà Nội về thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 15/4/2024 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành về Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính.
Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách đạt hơn 308,72 nghìn tỷ đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách đạt hơn 308,72 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 308.724,05 tỷ đồng, đạt 63,94% dự toán, tăng 13,96% so cùng kỳ năm 2023.
Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Tọa đàm “Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.

Tin khác

Phường Đội Cấn: Tích cực chuyển đổi số trong cải cách hành chính

Phường Đội Cấn: Tích cực chuyển đổi số trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Xác định trọng tâm trong công tác cải cách hành chính là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, hướng tới nền hành chính thân thiện, hiện đại, ngay từ đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Đội Cấn, quận Ba Đình (Hà Nội), đã cho ra mắt 2 mô hình “Chứng thực không chờ, ngoài giờ hành chính” và mô hình chuyển đổi số trong cải cách hành chính “Chạm để kết nối” có vai trò ý nghĩa đối với công tác cải cách hành chính của phường.
Nông thôn mới nâng cao giúp Hoài Đức đáp ứng nhiều hơn nữa các tiêu chí lên quận

Nông thôn mới nâng cao giúp Hoài Đức đáp ứng nhiều hơn nữa các tiêu chí lên quận

(LĐTĐ) Với việc sớm hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Hoài Đức (Hà Nội) sẽ có thêm nhiều nguồn lực để tiếp tục nâng cao chất các tiêu chí nhằm đáp ứng yêu cầu đưa xã lên phường, huyện lên quận.
Sơn Tây: Trao giải cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sơn Tây: Trao giải cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Thị ủy Sơn Tây tổ chức tổng kết Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư; Cuộc thi tìm hiểu “Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; trao tặng, tiếp nhận tư liệu, hiện vật có giá trị về mảnh đất và con người Sơn Tây đợt I; kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2024).
Lan tỏa nếp sống văn hóa tại quận Bắc Từ Liêm

Lan tỏa nếp sống văn hóa tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã thực sự lan tỏa, đi vào chiều sâu, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong mọi tầng lớp nhân dân.
Hà Nội cần làm gì để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn?

Hà Nội cần làm gì để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn?

(LĐTĐ) Xây dựng hệ sinh thái bán dẫn cần đặt trong tổng thể của việc xây dựng các ngành công nghiệp số và công nghiệp xanh. Đối với Hà Nội, phát triển công nghiệp bán dẫn cần gắn với đề án Thành phố thông minh. Hà Nội cần có năng lực tương ứng về công nghệ điện tử, công nghệ bán dẫn để xây dựng và vận hành các đô thị thông minh một cách an toàn và bền vững.
Sôi nổi Hội thi tay nghề tẩm quất xoa bóp Hội người mù thành phố Hà Nội lần thứ I

Sôi nổi Hội thi tay nghề tẩm quất xoa bóp Hội người mù thành phố Hà Nội lần thứ I

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Hội người mù thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thi tay nghề tẩm quất xoa bóp lần thứ I với sự tham gia của 20 thí sinh đến từ 6 Cụm thi đua thuộc Hội người mù Thành phố.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng quà hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng quà hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

(LĐTĐ) Ngày 31/7, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm, trao hỗ trợ tới người dân huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng mưa lũ, tặng quà cho các hộ dân gặp khó khăn.
Đề xuất gắn mã QR trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

Đề xuất gắn mã QR trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Theo đề xuất, 139 cột trên các tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm được gắn mã QR, trong đó: 69 cột trên 15 tuyến phố thuộc khu vực phố cổ Hà Nội - trong không gian đi bộ; 70 cột trên 16 tuyến phố thuộc khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại Quốc Oai

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại Quốc Oai

(LĐTĐ) Chiều 31/7, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã đến chia sẻ, động viên hai gia đình chịu tổn thất nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và mưa lũ trên địa bàn huyện Quốc Oai.
Quận Nam Từ Liêm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Quận Nam Từ Liêm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”

(LĐTĐ) Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024 do Quận ủy Nam Từ Liêm tổ chức đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận và tác dụng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong giai đoạn hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động