Quy hoạch Thủ đô: Tạo động lực để Hà Nội hóa rồng

(LĐTĐ) Là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn thành phố Hà Nội chia sẻ, Quy hoạch Thủ đô là một quy hoạch tỉnh, nhưng không phải như quy hoạch các tỉnh khác là quy hoạch cho một địa phương, Quy hoạch Thủ đô là quy hoạch cho Thủ đô của cả nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch định hướng phát triển Thủ đô Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô

Quy hoạch Thủ đô là quy hoạch cho Thủ đô của cả nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 20/6, Quốc hội đã thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô).

Là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn thành phố Hà Nội chia sẻ, Quy hoạch Thủ đô là một quy hoạch tỉnh, nhưng không phải như quy hoạch các tỉnh khác là quy hoạch cho một địa phương, Quy hoạch Thủ đô là quy hoạch cho Thủ đô của cả nước.

Do vậy, ở đây phải mang tất cả những yếu tố hội tụ và mang tính đại diện cho sự phát triển của cả nước. Chính vì vậy, quy hoạch này đã được sự quan tâm và thu hút được sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học trên cả nước, đặc biệt rất nhiều các chuyên gia của tổ chức lớn trên thế giới. “Chúng tôi là những người tham gia thấy rất hài lòng và yên tâm”, đại biểu nói.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, có 3 vấn đề cần phải quan tâm và trọng tâm trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch này.

Quy hoạch Thủ đô: Tạo động lực để Hà Nội hóa rồng
GS.TS Hoàng Văn Cường phát biểu tại nghị trường. Ảnh: Quốc hội.

Thứ nhất là phải tập trung giải quyết vấn đề, nút thắt lớn nhất của Thủ đô Hà Nội hiện này là vấn đề giao thông ùn tắc. Trọng tâm là đầu tư xây dựng được 14 tuyến đường sắt đô thị như trong đề án vạch ra, thành một hệ thống mạng lưới đường sắt đủ khả năng kết nối giao thông cho người dân có thể di chuyển bất kể một địa điểm nào trên khu vực Thủ đô.

Khi đấy chúng ta sẽ tự động thay thế được các phương tiện giao thông cá nhân và như vậy những vấn đề về ùn tắc hay ô nhiễm môi trường hiện nay sẽ được giải quyết. Khi mạng lưới đường sắt phát triển như thế thì kết nối với các vùng ngoại thành, tự động nó sẽ giãn các hoạt động kinh tế đang tập trung ở nội đô này ra phát triển ở những vùng đô thị mới.

Với sự phát triển của hệ thống đường sắt, hoàn toàn có thể xây dựng nên những mô hình đô thị hiện đại, phát triển hệ thống không gian ngầm bên dưới trở thành khu thương mại dịch vụ và trên mặt đất trở thành không gian trống để phát triển cây xanh, phát triển công cộng...

Vấn đề thứ hai là phải đầu tư xây dựng được một hệ thống thu gom nước thải tách rời khỏi hệ thống nước mưa và xây dựng, bố trí những khu vực xử lý nước thải cục bộ và nước thải tập trung để khi nước thải từ sinh hoạt Thành phố ra hệ thống môi trường là nước sạch, không có ô nhiễm nữa.

Việc này làm đồng thời với xây dựng 2 đập tràn dâng nước ở trên sông Hồng và trên sông Đuống. Khi xây dựng 2 đập này thì tự nhiên mặt nước sông Hồng vào mùa cạn sẽ dâng cao lên và nó sẽ đẩy nước vào các sông như sông Đáy, sông Nhuệ, hệ thống sông Bắc Hưng Hải và tự động làm dòng sông này sống lại, chảy trôi đi, không còn hạn hán như hiện nay. Đặc biệt ý nghĩa rất lớn là có hệ thống đập dâng nước này thì hằng năm tiết kiệm khoảng 5 tỷ m3 nước của các hồ như hồ Hòa Bình không phải xả nước vào mùa cạn và khi đấy sẽ có được lợi ích rất lớn, có nước cho sản xuất của cả khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng, không thiếu nguồn nước phát điện.

Quy hoạch Thủ đô: Tạo động lực để Hà Nội hóa rồng
Các đại biểu tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội.

Mặt sông của khu vực Hà Nội trở thành một mặt hồ tràn và khi đó chúng ta xây dựng 2 con đường di sản hai bên sông như quy hoạch. Một bên là con đường để thể hiện lịch sử ngàn năm văn hiến, các câu chuyện lịch sử xây dựng nước, một bên sông chúng tôi đề xuất xây dựng một con đường di sản nhưng nó quy tụ, thể hiện những hình ảnh về đất nước Việt Nam, con người Việt Nam của cả nước hội tụ ở đó...

Hỗ trợ cho người dân ở khu vực phố cổ

Vấn đề thứ ba theo đại biểu Hoàng Văn Cường là cần phải có một cơ chế để hỗ trợ cho người dân ở khu vực phố cổ. Muốn cải tạo, chỉnh trang khu vực này thì phải hỗ trợ cho họ về nơi ở và phải thực hiện cơ chế là không thu hồi nhà của những người dân này.

Nếu được hỗ trợ như thế thì tự những người dân sẽ dành không gian này trở thành không gian kinh doanh dịch vụ, thương mại, tài sản vẫn của người ta, người ta có thể tự sản xuất, kinh doanh hoặc cho những nhà đầu tư vào đầu tư, cải tạo trở thành những nơi lưu trú, trở thành những nơi để kinh doanh ăn uống.

Như vậy chúng ta sẽ phát triển được một không gian về kinh tế đêm cho Hà Nội, không phải chỉ quanh khu vực Bờ Hồ như hiện nay mà cả khu vực phố cổ, cả khu vực Hồ Tây, cả khu vực sông Hồng trở thành một không gian phát triển du lịch và kinh tế đêm.

“Tôi cho rằng đó sẽ là những điểm tạo ra được động lực phát triển rất lớn của Thủ đô”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn thành phố Hà Nội bày tỏ vui mừng khi Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này. “Có thể nói đây là 2 văn bản rất trí tuệ, rất trách nhiệm và chứa đựng nhiều khát vọng của nhân dân Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước”, đại biểu nói.

Quy hoạch Thủ đô: Tạo động lực để Hà Nội hóa rồng
Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu cho hay, ông rất ấn tượng với nội dung như phát triển trục sông Hồng để sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển Thủ đô về sự phân bổ hài hòa các không gian về sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị hiện đại. Hay vấn đề cải tạo khu chung cư cũ, việc này rất tốt, đặc biệt trong việc tình hình cháy nổ đang xảy ra hết sức nghiêm trọng và giờ vấn đề này trở thành vấn đề cấp thiết, bức xúc.

Đồng thời, quy hoạch cũng đặt ra trách nhiệm đến năm 2035 Hà Nội cơ bản phải giải quyết triệt để được việc ô nhiễm của các dòng sông; giải quyết vấn đề nước thải, rác thải...

Đại biểu đoàn Hà Nội mong muốn khi quy hoạch lại Thành phố cần chú ý phải có đường rộng để đi, có đường thoát khi có sự cố cháy nổ, các sự cố nghiêm trọng. Phải giảm và tiến đến không còn nhà ống tại Hà Nội và việc này phải bàn với dân để tìm sự đồng thuận cao.

“Chúng ta đã trải qua mấy thập kỷ nhà ống và để lại tình trạng đến bây giờ rất khó để xử lý, sửa chữa, nhân đợt này hạn chế dần, không có mới và quy hoạch lại để thay đổi”, lời đại biểu.

Về xây dựng đường sắt trên cao, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị chỉ phát triển ở ngoài, trong phố nơi đông đúc hạn chế tối đa như phố có nhiều nhà cao tầng, hiện đại, còn phố cổ thì không nên làm, vì sẽ ngăn cản tầm nhìn và làm xấu Thành phố...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) quận Tây Hồ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức chương trình “Xuân nhân ái - Tết sẻ chia”, trao tặng quà cho các gia đình, học sinh và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024

Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Công ty Honda Việt Nam thông báo doanh số bán lẻ mảng kinh doanh xe máy và ô tô trong tháng 12/2024 và cả năm 2024. Kết quả được tổng hợp bởi cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm/Nhà Phân phối ô tô Honda giao cho khách hàng và theo ước tính của Honda Việt Nam.
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

(LĐTĐ) Năm qua, thị xã Sơn Tây đã tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch. Đặc biệt, thị xã đã đạt được nhiều giải thưởng quan trọng trong khu vực, là tiền đề để thị xã trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm quốc tế.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua năm 2025.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025; chiều 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu

Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có trả lời gửi đến cử tri thành phố Hà Nội và cử tri tỉnh Ninh Bình thể hiện cam kết không để xảy ra trường hợp sập cầu tương tự như cầu Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ. Đối với dự án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn sẽ mở rộng từ 4 làn xe hạn chế lên 6 làn xe, thời gian khởi công trong quý I/2025.

Tin khác

Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí

Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, sáng 10/1, thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu là các nhà quản lý, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Thành phố. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì buổi gặp mặt.
TP.HCM: Ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2025

TP.HCM: Ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2025

(LĐTĐ) Ngày 10/1/2025, Ban An toàn giao thông (ATGT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức lễ phát động ra quân thực hiện năm ATGT 2025 với chủ đề: "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Đoàn công tác Chính phủ đã tới thăm, tặng quà Tết cho 400 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Bình Dương: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bình Dương: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Quy định cụ thể với thủ tục hành chính đang được xử lý khi thực hiện sắp xếp

Quy định cụ thể với thủ tục hành chính đang được xử lý khi thực hiện sắp xếp

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết chưa có nội dung xử lý cho trường hợp thủ tục hành chính đang được xử lý trong giai đoạn chuyển giao, sắp xếp (cơ quan trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhận kết quả, cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trả kết quả).
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Từ ngày 6 - 8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Thống nhất nhận thức và hành động tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế

Thống nhất nhận thức và hành động tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế

(LĐTĐ) Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 8/1, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, sau khi các đại biểu thảo luận đánh giá tình hình, kết quả năm 2024, các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 và nghe Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu đáp từ, kết luận Hội nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

(LĐTĐ) Sáng nay (8/1), Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

(LĐTĐ) Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan việc thực hiện sắp xếp bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
Xem thêm
Phiên bản di động