Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch định hướng phát triển Thủ đô
Kỳ vọng vào một Hà Nội phát triển toàn diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô |
Tiếp tục Phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch chung Thủ đô).
Thống nhất với các quy hoạch cấp cao hơn
Trình bày Báo cáo tóm tắt cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho biết, Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch cần tiếp tục rà soát nội dung của Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm phải cụ thể hóa đầy đủ, chính xác, phù hợp và thống nhất với các quy hoạch cấp cao hơn trong hệ thống quy hoạch.
Về Quy hoạch Thủ đô, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị bổ sung đánh giá, số liệu cụ thể đối với hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, làm rõ hơn tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng đô thị, quỹ đất dành cho giao thông thấp, nhất là giao thông tĩnh; tính đồng bộ giữa các phương thực vận tải; việc liên kết giữa các ngành với nhau...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn trình bày báo cáo. (Ảnh: Quốc hội) |
Ngoài ra, xác định rõ hơn nguyên nhân của những điểm nghẽn, tồn tại, hạn chế không chỉ của từng ngành, lĩnh vực, mà còn trong mối quan hệ, sự liên kết giữa các ngành, lĩnh vực với nhau, đặc biệt là xung đột, thiếu đồng bộ trong tổ chức không gian và xây dựng kết cấu hạ tầng của các quy hoạch thời kỳ trước.
Về mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển của Thủ đô: Quy hoạch dành nhiều dung lượng để phân tích về nội dung văn hóa để hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” nhưng các chỉ tiêu về văn hóa lại không được đề cập nhiều trong phần này. Vì vậy, cần nghiên cứu, bổ sung đầy đủ để làm định hướng phát triển Thủ đô trong thời kỳ quy hoạch.
Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội và các phương án phát triển Thủ đô, Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý để việc lựa chọn ngành quan trọng cần bảo đảm phải tương ứng với các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá phát triển, tránh dàn trải gây khó khăn trong việc xây dựng danh mục dự án dự kiến ưu tiên đầu tư...
Về giải pháp thực hiện quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên tại Quy hoạch Thủ đô, đề nghị rà soát, tính toán để xây dựng kế hoạch, mục tiêu phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn lực. Đồng thời, trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn, đề nghị rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý hơn các dự án ưu tiên, mang tính cấp bách để có cơ sở xác định nguồn lực, bảo đảm tính khả thi cho các dự án...
Về Quy hoạch chung Thủ đô, đối với định hướng phát triển không gian và quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bảo đảm Quy hoạch chung Thủ đô phải là quy hoạch cấp dưới, cụ thể hóa và phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và không trùng lặp về mức độ chi tiết với quy hoạch cấp dưới là quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Đồng thời, rà soát lại các chương trình, dự án đột phá, trọng tâm của thời kỳ quy hoạch; đề nghị rà soát, chỉnh lý cho phù hợp với thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính...
Quan tâm, giải quyết phù hợp các nội dung cụ thể
Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến cho rằng, Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng công phu, cơ bản bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng, 2 bản quy hoạch cần được rà soát, tránh nội dung trùng lặp, chồng chéo, gây khó khăn trong việc lập, quản lý và thực hiện. Đồng thời, đề nghị việc điều chỉnh phải thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận. (Ảnh: Quốc hội) |
Ngoài ra, một số ý kiến cũng đề nghị, bên cạnh quy hoạch tổng thể, cũng cần quan tâm, giải quyết phù hợp các nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề ùn tắc giao thông; ngập úng, thoát nước trong mùa mưa; quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trường phổ thông;…
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ khẩn trương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như ý kiến của Ủy ban Kinh tế để hoàn thiện Hồ sơ, Tờ trình hai nhiệm vụ quy hoạch trình Quốc hội cho ý kiến.
Trong quá trình hoàn thiện cần rà soát, đảm bảo quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch chung Thủ đô tuân thủ Luật Quy hoạch, bám sát Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị và các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Đồng thời, có tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội, tạo ra cơ hội mới, giá trị mới trong phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” cả trước mắt và lâu dài.
Tiếp tục rà soát hoàn thiện, đảm bảo nguyên tắc Quy hoạch Thủ đô là căn cứ để lập Quy hoạch chung của Thủ đô; Quy hoạch chung Thủ đô là quy hoạch cụ thể hóa, chi tiết hơn Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh phù hợp với các nội dung, tránh trùng lắp. Đồng thời, đảm bảo hai quy hoạch phù hợp, tương thích với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50