Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Kiến tạo động lực phát triển cho Thủ đô
Cần nhận diện những vấn đề “hóc búa” trong phát triển đô thị Thông qua Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 tầm nhìn 2065 |
Ngày 9/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đồng chủ trì hội thảo.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến nay, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia; đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia, phê duyệt 1 quy hoạch vùng và Hội đồng thẩm định đã thông qua 5 quy hoạch vùng còn lại; đã hoàn thành thẩm định xong 59/63 quy hoạch tỉnh, trong đó đã phê duyệt 52/63 quy hoạch tỉnh.
Theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội, Bộ KH&ĐT - Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh phối hợp cùng UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về Quy hoạch Thủ đô. Hội nghị thể hiện sự chủ động phối hợp, cầu thị của lãnh đạo Thành phố, với quyết tâm cao nhất huy động trí tuệ và các ý kiến tâm huyết để cùng xây dựng bản quy hoạch Thủ đô chất lượng cao nhất, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của Thủ đô.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội thảo. |
Việc lập và triển khai quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 phải là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và là cơ hội quý để tạo ra không gian phát triển mới và động lực phát triển mới trong phát triển đất nước, vùng và địa phương. Để bảo đảm Quy hoạch Thủ đô Hà Nội có chất lượng, hiệu quả và khả thi, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, thảo luận cho ý kiến về 7 nhóm vấn đề.
Thông tin về tiến độ lập Quy hoạch Thủ đô, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, hiện nay, hồ sơ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xin ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định với hệ thống các báo cáo gần 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của các ngành, lĩnh vực và 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã, cùng với những báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch (ĐMC), báo cáo tóm tắt, hệ thống phụ lục, hệ thống sơ đồ, bản đồ được xây dựng trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bày tỏ, để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch Thủ đô, Thành phố mong muốn nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, bộ, ngành tập trung vào 6 nội dung gồm: Kết cấu của báo cáo Quy hoạch, bổ sung thêm nội dung về lịch sử hình thành và phát triển Thủ đô; xác định các điểm nghẽn, thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh mới và mục tiêu trở thành Thành phố toàn cầu;
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thông tin về tiến độ lập Quy hoạch Thủ đô. |
Bảo vệ, khai thác các giá trị của hệ thống sông, hồ, trong đó đặc biệt là sông Hồng, vấn đề hài hoà giữa phòng chống lũ và khai thác các giá trị sông Hồng để phát triển; phân vùng kinh tế - xã hội, phân vùng đô thị, phân vùng liên huyện. Đối với mô hình Thành phố trực thuộc Thủ đô; các giải pháp để huy động nguồn lực phát triển, nhất là các nguồn lực mới, khơi thông nguồn lực đang tồn tại dưới dạng tiềm năng; bảo vệ môi trường và các nội dung của Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược…
Hà Nội cần cân nhắc lợi thế cạnh tranh với các thành phố khác
Tại Hội thảo, đại diện Liên danh tư vấn, GS.TS Hoàng Văn Cường - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế và những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã đề xuất những điểm mới, có tính đột phá mạnh mẽ trong định hướng phát triển.
Trong đó nêu rõ 5 quan điểm phát triển chung và 3 quan điểm về tổ chức không gian. Quy hoạch Thủ đô đưa ra 20 mục tiêu cụ thể, bao gồm 6 mục tiêu về kinh tế; 5 mục tiêu về xã hội; 6 mục tiêu về môi trường; 2 mục tiêu về đô thị và nông thôn và 1 mục tiêu về quốc phòng, an ninh. Quy hoạch xác định 5 trụ cột phát triển Thủ đô bao gồm văn hóa và di sản; xác định nhiệm vụ về môi trường là nhiệm vụ cấp bách…
Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, trên cơ sở ý kiến tham vấn của các bộ, các cơ quan, tổ chức liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan lập quy hoạch sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch để sớm tổ chức thẩm định và trình phê duyệt theo quy định.
Ông Christopher Lewis Malone - Giám đốc Điều hành Dalberg khu vực Đông Nam Á phát biểu ý kiến. |
Để trả lời cho câu hỏi “Yếu tố nào là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho Hà Nội?”, ông Christopher Lewis Malone, Giám đốc Điều hành Dalberg khu vực Đông Nam Á nêu quan điểm, kinh tế phát triển không phụ thuộc vào quá nhiều ngành mà nên tập trung vào số lượng ít ngành thế mạnh có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Về vấn đề này, Hà Nội nên nhìn vào các Thành phố lớn khác ở châu Á họ đều xác định các ngành kinh tế mũi nhọn để ưu tiên tập trung, tạo động lực phát triển. Cũng theo chuyên gia này, dự thảo Quy hoạch Thủ đô nêu ra nhiều khía cạnh giúp Thành phố tăng trưởng nhưng nếu không có ý tưởng đột phá thì Hà Nội khó tăng trưởng như kỳ vọng. Trên cơ sở đó, Thành phố cần cần phải tập trung một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, đột phá để thúc đẩy tăng trưởng.
Hà Nội cũng cần cân nhắc về lợi thế cạnh tranh với các thành phố khác, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực về tài chính, công nghiệp và các ngành công nghệ sẽ chính là mũi nhọn để giúp kinh tế Hà Nội phát triển hơn nữa.
Đồng tình với quan điểm nêu trên, PGS.TS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, các kịch bản phát triển được đơn vị tư vấn đặt ra thể hiện nhiều tham vọng và chỉ đạt được với điều kiện thành phố áp dụng mô hình phát triển mới, theo hướng xanh, số, tuần hoàn, thông minh và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Thống nhất với đơn vị tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô khi đưa ra 6 điểm nghẽn với phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, ông cho rằng, Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên cần nhấn mạnh trách nhiệm, vai trò của các bộ, ngành và Chính phủ trong giải quyết các điểm nghẽn này.
TS. Nguyễn Quang, nguyên Giám đốc Chương trình định cư - con người của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN Habitat) cho rằng đồ án Quy hoạch đã nhìn thẳng, trực diện vào nhiều vấn đề của Hà Nội để đưa ra nhiều định hướng phát triển chuẩn.
Toàn cảnh hội thảo. |
Tuy nhiên, dự thảo Báo cáo Quy hoạch chưa làm nổi bật được vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức, đưa ra các giải pháp tổ chức tốt hơn để thu được thuế, tạo nguồn lực cho thành phố từ khu vực này.
Dự thảo cũng chưa dự kiến được năng lượng tiêu thụ đến năm 2030 và chiến lược thích đáng ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện chiến lược quốc gia về giảm phát thải ròng bằng 0 mà Hà Nội có vai trò đi đầu.
Xây dựng Thủ đô phát triển tốt hơn trong thời gian tới
Phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề được nêu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải bày tỏ sự trân trọng trước các ý kiến góp ý sâu sắc, tâm huyết, có trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, Quy hoạch Thủ đô hoàn thành là công cụ đặc biệt quan trọng để các cấp chính quyền Thành phố hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển cho Thủ đô. Thành phố xác định Quy hoạch Thủ đô là quá trình, không phải là sản phẩm cuối cùng. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch hành động cụ thể theo từng phân kỳ thời gian, lựa chọn chiến lược ưu tiên thực hiện.
Kết luận hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định các ý kiến đóng góp rất có giá trị, thẳng thắn, hết sức trách nhiệm, khách quan. Tất cả đều hướng đến làm sao xây dựng Thủ đô phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
Đánh giá về nội dung dự thảo Quy hoạch Thủ đô, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu theo quy trình, quy định của Luật Quy hoạch, các đề xuất có tính logic, hợp lý. Thành phố Hà Nội cần chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch nghiên cứu tiếp thu, giải trình hợp lý những ý kiến tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học cũng như các bộ, ngành để sớm hoàn thiện quy hoạch.
Ảnh minh hoạ. |
Trong đó, Thành phố cần đánh giá được nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, xác định đúng những điểm nghẽn cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, cũng như làm rõ hơn vai trò, sứ mệnh của Thủ đô với sự phát triển của vùng và cả nước. Xác định những trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên và những giải pháp thực hiện với yêu cầu là cần tư duy mới, tầm nhìn mới, chiến lược hơn để tạo ra các giá trị mới, động lực mới cho Thủ đô.
Phát triển Thủ đô tương xứng mới mục tiêu các nghị quyết đã đặt ra, phải là Thành phố đi đầu, dẫn dắt, động lực cho phát triển cả vùng. Trở thành thành phố phát triển toàn cầu, phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Bám sát các nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch các địa phương trong vùng đã được xây dựng đê đảm bảo tính đồng bộ. Đẩy mạnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, chú trọng bảo vệ môi trường.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giảm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Tập trung khai thác không gian ngầm kết hợp với phát triển đường sắt đô thị. Đưa ra giải pháp đột phá để thu hút nguồn lực để phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Tập trung phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm nghìn năm văn hiến. Thành phố cần có cơ chế chính sách thu hút nhân tài, lấy đó làm động lực tăng trưởng…
Thành phố cũng cần hoàn thiện hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu, đảm bảo đủ các yếu tố trình thẩm định. Các bộ, ngành, chuyên gia tiếp tục có ý kiến đóng góp vào nội dung quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ luôn sát cánh để hoàn thiện các thủ tục trình Quốc hội xem xét.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07