Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội:

Cần nhận diện những vấn đề “hóc búa” trong phát triển đô thị

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội nên nhận diện những vấn đề mang tính “hóc búa” trong phát triển đô thị hiện nay để đề xuất các giải pháp giải quyết như việc di dời dân cư và tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ trong khu vực nội đô lịch sử…
Hà Nội đã hoàn thành khoảng 300 đồ án quy hoạch sau khi mở rộng địa giới hành chính Sớm giải quyết những bất cập trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngày 18/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tham vấn Tổ công tác Bộ Xây dựng về đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn chủ trì hội nghị.

Theo Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, thời điểm hiện nay, đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến giai đoạn chuẩn bị báo cáo Bộ Xây dựng để đưa ra Hội đồng thẩm định quốc gia. Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội và đơn vị tư vấn đã tổ chức nhiều phiên lấy ý kiến của tổ chức cá nhân, chính quyền địa phương và các chuyên gia. Đồ án cũng đã trình lấy ý kiến và được các đại biểu HĐND Thành phố thông qua tại kỳ họp cuối năm 2023.

Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, trong quá trình triển khai, các ý kiến tham vấn, góp ý của Tổ công tác được các đơn vị thực hiện xác định là nội dung quan trọng nhất để hình thành, triển khai lập thẩm định và phê duyệt đồ án. Các ý kiến đóng góp của các thành viên Tổ công tác tại buổi làm việc trước đây đã được tiếp thu đầy đủ trong quá trình hoàn thiện đồ án.

Cần nhận diện những vấn đề “hóc búa” trong phát triển đô thị
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, trước khi các thành viên Tổ công tác có ý kiến góp ý, đại diện các đơn vị tư vấn đã báo cáo tóm tắt nội dung hai bản quy hoạch là Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045, tầm nhìn đến 2065 để thấy được tính đồng bộ, thống nhất giữa hai bản quy hoạch.

Về những nội dung cơ bản của Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Phó Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết, Quy hoạch đã nêu triết lý phát triển Thủ đô là Văn hóa - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Về phương án phát triển không gian đề ra 5 trục động lực, 4 tuyến hành lang và 1 vành đai kinh tế; 5 vùng kinh tế xã hội; 5 không gian phát triển đô thị…

Tại hội nghị, KTS Lê Hoàng Phương, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đơn vị tư vấn lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô cũng trình bày tóm tắt những định hướng của đồ án với 5 nội dung trọng tâm điều chỉnh và 9 đề xuất mới.

Thủ đô Hà Nội sẽ có cấu trúc vùng đô thị lớn, khai thác 5 không gian, hình thành cấu trúc vành đai, hướng tâm và trục không gian cảnh quan sông Hồng; 5 vùng đô thị nông thôn. Hệ thống đô thị gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và hệ thống các thị trấn sinh thái nằm trong vùng hành lang xanh.

Mô hình phát triển đô thị theo chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm gồm: Đô thị trung tâm (đô thị phía Nam sông Hồng; đô thị Long Biên, Gia Lâm); thành phố phía Bắc (thuộc các quận, huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); thành phố phía Tây (gồm đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai); các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên và các thị trấn sinh thái, thị trấn.

Cần nhận diện những vấn đề “hóc búa” trong phát triển đô thị
Cần đề xuất các giải pháp giải quyết việc di dời dân cư và tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ trong khu vực nội đô...

Các thành viên Tổ công tác đều đánh giá cao nghiên cứu, đề xuất của các đơn vị trong hai bản quy hoạch; đồng thời đưa ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hai đồ án một cách tối ưu. Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã nhận được các góp ý cụ thể về cấu trúc đô thị, tái thiết đô thị trung tâm, về trục cảnh quan sông Hồng, hành lang xanh, không gian xanh, các vấn đề về hạ tầng, phát triển đô thị theo mô hình TOD, quy hoạch sử dụng đất, nguồn lực thực hiện quy hoạch…

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, Tổ trưởng Tổ công tác Bộ Xây dựng nhấn mạnh, các quy hoạch cần làm rõ hơn nữa vị thế của Hà Nội là Thủ đô của một đất nước có hơn 100 triệu dân và là một trong 16 thành phố có diện tích lớn nhất thế giới. Trong đó cần đặc biệt làm rõ về các vấn đề về dân số, phát triển kinh tế, sử dụng đất đai. Đảm bảo khung thiên nhiên của Thành phố là các con sông, ngọn núi lớn; khung hạ tầng kết nối; làm rõ định hướng phát triển trục sông Hồng; phát triển mô hình đô thị sân bay, đô thị phát triển theo mô hình TOD…

TS Lê Quang Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, Đồ án nên nhận diện những vấn đề mang tính “hóc búa” trong phát triển đô thị hiện nay để đề xuất các giải pháp giải quyết như việc di dời dân cư và tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ trong khu vực nội đô lịch sử; phát triển hạ tầng tại khu vực nội đô mở rộng. Ngoài ra, chúng ta cần có các cơ chế, chính sách cụ thể hơn để làm rõ cấu trúc mô hình “Thành phố trong thành phố”; có lộ trình xây thêm nhiều cầu để phát triển trục cảnh quan trung tâm sông Hồng và thể hiện rõ quan điểm di dời các khu nghĩa trang nhỏ lẻ đang tồn tại trong các khu đô thị để hình thành nghĩa trang tập trung của Thành phố.

TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng thành phố cần xem xét, xác định kỹ lưỡng trong xác lập cấu trúc mô hình “Thành phố trong thành phố”, đô thị vệ tinh. Trong định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nên cân bằng giữa nội hàm 3 yếu tố văn hiến, văn minh và hiện đại.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, Thành phố đang tổ chức lập Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năn 2050 theo Luật Quy hoạch và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 theo Luật Quy hoạch đô thị. Đây là các đồ án quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn đối với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

UBND thành phố rất kỳ vọng vào việc tham gia của Tổ công tác, bao gồm rất nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, sẽ mang lại những ý kiến đóng góp quý báu, có giá trị, giúp UBND thành phố nâng cao chất lượng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, làm cơ sở để định hướng phát triển đô thị của Thủ đô đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động