Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Vừa qua, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thêm 200 USD/tháng ngoài học bổng năng lượng nguyên tử Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 15 tại Khánh Hòa Doanh thu và lợi nhuận bứt tốc đầy ấn tượng của BCG Energy trong năm 2024

Mục tiêu tổng quát phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đến năm 2030 là hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế; hệ thống các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được quy hoạch tinh gọn, nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng nhân lực, hoạt động có hiệu quả; một số dự án trọng điểm đã được phê duyệt triển khai đúng tiến độ; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; các hoạt động ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ được triển khai rộng rãi, hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân.

Khẩn trương hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia để phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu, triển khai Chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia; nghiên cứu, xây dựng định hướng đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tại Việt Nam, thời gian qua, ứng dụng năng lượng nguyên tử và công nghệ bức xạ trong y tế đã có nhiều thành tựu, góp phần đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (Ảnh: TTXVN).

Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050, ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân có đóng góp quan trọng và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; trình độ khoa học và công nghệ hạt nhân và nhiều lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ngang bằng với mức trung bình của các quốc gia phát triển; làm chủ và từng bước tự chủ được các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm ứng dụng năng lượng nguyên tử có đóng góp hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Cụ thể, về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành y tế, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện và phát triển mạng lưới các cơ sở y tế chuyên ngành điện quang, y học hạt nhân, ung bướu - xạ trị, phân bố hợp lý ở các vùng, địa phương phục vụ công tác khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo; nâng cao hiệu quả, chất lượng khám, chữa bệnh trên cơ sở nâng cao chất lượng nhân lực, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, hoàn thiện quản lý trong các cơ sở y học bức xạ; nghiên cứu, phát triển, sản xuất và ứng dụng một số thuốc phóng xạ, hợp chất đánh dấu phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh, bảo đảm an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường.

Về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành tài nguyên và môi trường, đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030, phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; điều tra cơ bản tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng kỹ thuật bức xạ và kỹ thuật đồng vị trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành nông nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai, tiếp cận và làm chủ các kỹ thuật tiên tiến về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực: Chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật; bảo vệ thực vật; nông hóa, thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng; chăn nuôi, thú y; nuôi trồng thủy sản; bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Một số lĩnh vực, cơ sở nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nông nghiệp có thế mạnh đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp được tăng cường, mở rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tích cực vào phát triển nền nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành công nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, đẩy mạnh ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành công nghiệp; sản xuất, chế tạo một số loại thiết bị bức xạ và thiết bị ghi đo bức xạ có nhu cầu lớn trong các ngành kinh tế - xã hội thay thế cho nhập khẩu; thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu; tăng cường nghiên cứu tiếp thu, làm chủ các công nghệ mới về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực chiếu xạ công nghiệp, kiểm tra không phá hủy, kỹ thuật đánh dấu, kỹ thuật soi chiếu, hệ điều khiển hạt nhân; ưu tiên các công nghệ có nhu cầu sử dụng lớn, tính cạnh tranh cao, phục vụ phát triển ngành công nghiệp và các ngành, lĩnh vực khác trong nước cho giai đoạn tiếp theo.

Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, đặt mục tiêu đến năm 2030 tái cấu trúc chức năng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở nghiên cứu và đào tạo hiện có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và chất lượng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hạt nhân trong các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đưa ra giải pháp thực hiện gồm: Giải pháp về hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý; giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; giải pháp về bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; giải pháp về nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng; giải pháp về đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế; giải pháp về đầu tư, tài chính và huy động vốn; giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

Thủ đoạn của các đối tượng là dụ dỗ người chơi đầu tư đặt cọc các viên đá trên livestream. Do thấy dễ chơi, có thưởng lại được hứa sẽ trả lại tiền, chị T đã tham gia đặt cược cắt đá rồi "sập bẫy" của các đối tượng lừa đảo.
Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; tập thể, cá nhân xuất sắc trong hoạt động văn hóa - thể thao năm 2024.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Các trường hợp không phải sắp xếp là đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông thuận lợi với các đơn vị liền kề; đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Tết Thanh minh, hay còn gọi là ngày Thanh minh, là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa của nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Tại Việt Nam, đây là dịp không thể thiếu để con cháu thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên thông qua phong tục tảo mộ và cúng bái trang nghiêm.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người

Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người

2 tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I đã thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho 88.208 người/lượt người.

Tin khác

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số, một xã hội số, một nền kinh tế số thịnh vượng.
Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Việc tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ thực hiện bằng nhiều hình thức; đưa vào nội dung sinh hoạt cấp ủy, thông tin kịp thời các phương án, mô hình hệ thống tổ chức, đề án sắp xếp; các chế độ, chính sách đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó đã động viên, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Tinh gọn bộ máy mang lại lợi ích cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tinh gọn bộ máy mang lại lợi ích cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Từ Kết luận số 126-KL/TW đến Kết luận số 127-KL/TW của Bộ chính trị, Ban Bí thư "về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị" đã hướng thẳng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch; hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực. Đây chính là yêu cầu tất yếu để phát triển đất nước.
Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Ngày 7/3, tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi

GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi

Đẩy mạnh cải cách thể chế, pháp luật là yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm tạo dựng cho được hệ thống thể chế tổng thể, đồng bộ và vận hành hiệu quả, thúc đẩy phát triển đất nước.
Học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo

Học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo

Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực từ cán bộ Công đoàn và đoàn viên, người lao động. Mỗi người đều cho rằng, cần thiết học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo, không chỉ khẳng định bản thân mà còn góp phần thực hiện tốt mọi nhiệm vụ.
Xem thêm
Phiên bản di động