Quy hoạch kiến trúc nông thôn gắn với bản sắc văn hóa từng địa phương
HDBank chung tay xây cầu nông thôn tặng bà con Bến Tre Công đoàn chung tay xây dựng nông thôn mới |
Kế hoạch nhằm tạo bản sắc văn hóa giữ gìn kiến trúc truyền thống nêu tại Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021- 2025”, Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 20/3/2023 của UBND Thành phố phê duyệt danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đồng thời, bảo vệ, phát huy không gian kiến trúc truyền thống, bảo vệ di tích văn hóa lịch sử, định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống đến các tầng lớp nhân dân và cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp và các tổ chức khác.
Đặc biệt là nâng cao công tác quản lý về văn hóa kết hợp với quản lý về xây dựng, tiếp tục hoàn thiện các thể chế để từng bước xây dựng kiến trúc nông thôn thành phố Hà Nội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; kế thừa và phát huy giá trị di sản kiến trúc truyền thống, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, hướng tới hoàn thiện theo các tiêu chí đô thị đối với các khu vực ven đô, khu vực dự kiến thành lập, mở rộng phát triển đô thị.
Yên bình làng cổ Đường Lâm |
Để đạt được các mục đích, yêu cầu trên, Kế hoạch đề ra 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành, chính quyền các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện phải đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác quy hoạch, kiến trúc xây dựng; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, sở, ngành và đơn vị liên quan; thường xuyên phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, bảo đảm thực hiện đúng theo tinh thần của Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND các cấp cần quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo công tác lập, thực hiện quy hoạch, quản lý kiến trúc trên địa bàn do mình quản lý. Xác định rõ quy mô, ranh giới, tính chất, chức năng của khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn trong các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Song song đó, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề nông thôn, các tổ chức, cá nhân, sống và làm việc trên địa bàn, bảo đảm các không gian kiến trúc truyền thống bền vững, phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Huy động hoặc thuê các đơn vị tư vấn thiết kế trong và ngoài nước nhằm tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn phù hợp với địa bàn quản lý, bảo đảm mục tiêu phát triển quy hoạch, kiến trúc nông thôn phù hợp.
Phát huy tối đa sự tham gia của người dân, cộng đồng, các cơ sở kinh doanh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, sản xuất, kinh doanh, du lịch phù hợp với các hoạt động kinh tế dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp, chuyên gia và đơn vị tư vấn; gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên; mô hình quản lý và khai thác phù hợp, hiệu quả…
Xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc theo định hướng phát triển kiến trúc thành phố Hà Nội gắn với bản sắc văn hóa từng địa phương. Nâng cao năng lực trong hoạt động thiết kế sáng tạo, quy hoạch cho từng địa phương. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức vai trò cộng đồng dân cư trong việc gìn giữ, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống. Bảo tồn, khôi phục và phát triển kiến trúc truyền thống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13