Quy định cụ thể quyền hạn của cảnh sát cơ động để tránh chồng chéo, lạm quyền
Làm rõ trách nhiệm của cảnh sát cơ động trong ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí lên tàu bay dân sự để chống khủng bố, giải cứu con tin |
Báo cáo tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức khảo sát, chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo dự án Luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu chỉnh lý dự thảo Luật.
Qua thẩm tra, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho hay, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cảnh sát cơ động là “lực lượng vũ trang nhân dân” và làm rõ hơn tính vũ trang của lực lượng cảnh sát cơ động.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh sát cơ động. |
Về nội dung này, Thường trực Ủy ban thẩm tra cho rằng, lực lượng cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân; dự thảo Luật Chính phủ trình quy định cảnh sát cơ động là “lực lượng vũ trang nhân dân” cũng thống nhất với khoản 1 Điều 3 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, khoản 1 Điều 13 của Luật Biên phòng Việt Nam; đồng thời là căn cứ pháp lý để xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng chế độ, chính sách, bảo đảm hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi để cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị UBTVQH cho giữ nguyên nội dung này.
Thường trực Ủy ban thẩm tra cũng cho rằng: Quy định cảnh sát cơ động có nhiệm vụ “tuần tra, kiểm soát” là kế thừa Pháp lệnh Cảnh sát cơ động và Thông tư số 58/2015/TT-BCA về tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự của cảnh sát cơ động. Thời gian qua, công tác này đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh, trật tự tại các địa bàn trọng điểm trên cả nước.
Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị UBTVQH cho giữ lại nhiệm vụ này và chỉnh lý như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý; đồng thời để bảo đảm chặt chẽ, đề nghị cho bổ sung Điều 12 về hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự của cảnh sát cơ động trên cơ sở luật hóa một số quy định tại Thông tư số 58/2015/TT-BCA.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định “huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng bảo vệ thuộc các bộ, ngành, địa phương”, vì không phải là nhiệm vụ chính của cảnh sát cơ động, không phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống khủng bố.
Dự luật đã chỉnh lý theo hướng cảnh sát cơ động chỉ tham gia huấn luyện các đối tượng này theo quy định của pháp luật. Đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ… thì cảnh sát cơ động chỉ tham gia phối hợp hoặc hỗ trợ các lực lượng khác khi có yêu cầu.
Một số ý kiến cho rằng, quyền hạn của cảnh sát cơ động quá rộng, đề nghị quy định cụ thể hơn để tránh chồng chéo với các lực lượng khác; quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này để đảm bảo chặt chẽ, tránh lạm quyền.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, quy định về quyền hạn của cảnh sát cơ động được xây dựng căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan và cơ bản kế thừa quy định của Pháp lệnh hiện hành.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ, dự thảo Luật chỉ quy định các quyền hạn cần thiết nhằm bảo đảm cho cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất được giao. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã rà soát, chỉnh lý Điều này như Dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý…
Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến các thành viên UBTVQH tán thành với nhiều nội dung được tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo Luật Cảnh sát cơ động. Các đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật đã bám sát Nghị quyết 40 của Bộ Chính trị; các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về chiến lược an ninh quốc gia xây dựng lực lượng an ninh nhân dân, trong đó có ưu tiên xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động tiến lên hiện đại.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương kết luận nội dung làm việc. |
Về nhiệm vụ của cảnh sát cơ động, các đại biểu cho rằng, đây là nội dung quan trọng. Do đó đề nghị rà soát, làm rõ thêm nhiệm vụ chủ trì, phối hợp của cảnh sát cơ động trong thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định, tránh chồng chéo với các lực lượng khác; cần thể hiện lại Điều 8, Điều 10, Điều 12 cho gọn và rõ nhiệm vụ của cảnh sát cơ động.
Về quyền hạn của cảnh sát cơ động, tại Kỳ họp thứ 2, các đại biểu cũng lưu ý, do việc thực hiện quyền hạn của cảnh sát cơ động có liên quan tới quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp, quyền về tài sản được pháp luật bảo hộ nên cần tiếp tục được rà soát, bảo đảm tính cụ thể, thống nhất, rõ ràng hơn; bảo đảm tính khả thi, thuận lợi và tránh lạm quyền như vấn đề huy động, vào trụ sở của cơ quan, nơi ở của cá nhân, hạn chế, kiểm soát các phương tiện bay trong vùng cấm bay…
Về việc phối hợp giữa cảnh sát cơ động với các cơ quan, tổ chức hữu quan, các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm sự chỉ huy thống nhất, sự lãnh đạo tập trung và việc chủ trì, phối hợp với các lực lượng khác trong thực hiện các nhiệm vụ.
Ngoài ra, đa số ý kiến phát biểu đồng tình với quy định về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của cảnh sát cơ động phù hợp với khả năng của địa phương và theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho biết, cơ bản các ý kiến của UBTVQH tán thành với các nội dung tiếp thu chỉnh lý Dự thảo Luật và Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì phối hợp với Ban soạn thảo, các cơ quan có liên quan tổng hợp tiếp thu đầy đủ các ý kiến của ủy viên UBTVQH, hoàn chỉnh Dự thảo Luật, Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40