Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí lên tàu bay dân sự để chống khủng bố, giải cứu con tin
Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội và hai dự án luật Bổ sung trách nhiệm cho Công an xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm |
Chiều 21/10, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).
Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều, xác định CSCĐ là lực lượng vũ trang nhân dân, thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Đại tướng Tô Lâm trình bày Tờ trình tại nghị trường. (Ảnh: VPQH) |
Đáng chú ý, Dự luật đã quy định 7 quyền hạn và cũng bổ sung thêm 2 quyền hạn mới cho lực lượng CSCĐ.
Cụ thể, CSCĐ được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và trường hợp sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự.
Đồng thời, CSCĐ có nhiệm vụ ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ.
Thẩm tra Dự luật, đa số ý kiến Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhất trí quy định như dự thảo Luật. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể, chặt chẽ hơn các trường hợp được “ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái”. Đồng thời rà soát, đối chiếu với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Một số ý kiến đề nghị chỉ quy định những nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến việc thực hiện biện pháp vũ trang do CSCĐ chủ trì khi có tình huống phức tạp về an ninh, trật tự đang diễn ra để làm nổi bật tính chất đặc thù của CSCĐ; hạn chế sử dụng CSCĐ thực hiện một số nhiệm vụ của lực lượng, đơn vị khác trong Công an nhân dân đang đảm nhiệm.
Một số ý kiến đề nghị quy định CSCĐ chỉ được huy động người, phương tiện, thiết bị khi chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao; đối với trường hợp CSCĐ tham gia, phối hợp thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ huy, chỉ đạo của chính quyền hoặc các lực lượng khác, thì việc huy động phải do người chỉ huy hoặc lực lượng chủ trì quyết định.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VPQH) |
Về hệ thống tổ chức của CSCĐ tại Điều 13 dự thảo Luật, Chính phủ xây dựng 2 phương án trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, cụ thể:
Phương án 1: Chính phủ đề nghị tại dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm: Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân dân.
Phương án 2: Tiếp thu ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng bổ sung quy định về cơ cấu các lực lượng thuộc CSCĐ gồm 6 lực lượng. Trong đó, 4 lực lượng (lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ) được kế thừa quy định tại Điều 8 Pháp lệnh CSCĐ năm 2013; bổ sung 2 lực lượng (lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng CSCĐ dự bị chiến đấu) hiện nay đã được thành lập theo chủ trương của Bộ Chính trị, các Đề án, dự án của Chính phủ và Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo ANTT trong tình hình mới. Đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật CAND năm 2018...
Sau khi nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án luật này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31