Quan trọng là quyền lợi được đảm bảo
Ảnh minh họa. |
Theo dự kiến, ngày 24/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức nới trần làm thêm giờ được Chính phủ đề xuất. Theo tờ trình của Ban soạn thảo, quy định mới về thời gian làm thêm là nâng số giờ làm thêm trong một tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ và tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 300 giờ/năm mà không bị giới hạn nhóm ngành, nghề, công việc theo Bộ luật Lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc nâng số giờ làm thêm như dự thảo là quá cao, cần phải xem xét. Song trên thực tế, chưa tính đến lĩnh vực doanh nghiệp, trong suốt 2 năm qua xảy ra đại dịch Covid-19, nhiều lao động trong các lĩnh vực y tế, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang (gọi tắt là tuyến đầu chống dịch) đã phải làm thêm vượt rất nhiều thời gian quy định.
Thậm chí, một số cơ quan quản lý Nhà nước, để kịp tiến độ công việc, không ít người lao động phải làm thêm giờ với thời gian cao hơn nhiều lần so với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Đề cập nội dung này, tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các báo đã trích dẫn công khai dẫn chứng mà Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đưa ra.
Đấy là chưa kể, khi toàn xã hội bước vào trạng thái bình thường mới để thích ứng an toàn với đại dịch, các doanh nghiệp đã xốc lại sản xuất- kinh doanh, bù đắp đơn hàng cho đối tác, nên hầu hết lao động phải tăng ca sản xuất. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng quy định tăng trần về thời gian làm thêm để quản lý là đúng đắn, song để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động còn quan trọng hơn nhiều.
Ví dụ, do đặc thù công việc, một cơ quan, xí nghiệp phải huy động cán bộ, nhân viên làm thêm để đạt tiến độ công việc. Để hoàn thành, người lao động phải làm thêm số giờ vượt trần, thậm chí vượt rất xa quy định về khung giờ làm thêm. Vậy chế tài nào đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động? Từ tiền công, tiền lương, chế độ đảm bảo sức khỏe. Vì nếu tuân theo đúng quy định thì công việc không kịp tiến độ.
Nhưng nếu làm thêm quá quy định lại vi phạm luật, hoặc nếu người lao động đồng ý thì cơ quan chủ quản, chủ sử dụng lao động không biết căn cứ vào đâu để tính tiền công, tiền lương làm thêm?
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động bằng cách nâng tối đa số giờ làm thêm trong tháng, cơ quan soạn thảo cũng cần bổ sung phụ lục về cách tính tiền công, tiền lương khi người lao động làm thêm quá khung giờ quy định trong thời gian đặc thù cụ thể để người lao động không bị thiệt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49