Phòng chống sốt xuất huyết: Người dân không thể xem thường!

(LĐTĐ) Hà Nội đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết với số ca mắc không ngừng gia tăng và đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong. Thế nhưng, nhiều người dân vẫn chủ quan, thờ ơ trong công tác phòng, chống và điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Thậm chí nhiều người còn tự truyền dịch tại nhà khi mắc sốt xuất huyết, tới khi nhập viện thì đã rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Thanh Oai phát động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết Quyết liệt các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Tử vong do sốt xuất huyết

Hà Nội vừa ghi nhận nữ bệnh nhân 20 tuổi (ở Quốc Oai) tử vong liên quan đến sốt xuất huyết. Đây là trường hợp thứ 3 mắc sốt xuất huyết tử vong trong năm 2023 trên địa bàn Thành phố.Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, nữ bệnh nhân trên mắc bệnh ngày 28/8, với triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau người và tự mua thuốc uống tại nhà. Ba ngày sau đó, gia đình mời nhân viên y tế tư nhân đến nhà truyền dịch cho bệnh nhân.

Phòng chống sốt xuất huyết: Người dân không thể xem thường!
Nhân viên y tế tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Sau đó, bệnh nhân có đỡ sốt nhưng người còn mệt. Kết quả xét nghiệm tại Văn phòng Medlatec (thị trấn Quốc Oai) cho thấy, nữ bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết Dengue NS1.Đến ngày 3/9, bệnh nhân có biểu hiện tức ngực, khó thở, mệt mỏi, được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai. Đến 22h ngày 3/9, tình trạng bệnh nhân không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.Tại đây, bệnh nhân được điều trị tích cực, đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu, duy trì thuốc vận mạch nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân đã tử vong ngày 4/9.

Trước đó, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 2 ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết, đó là nam bệnh nhân (19 tuổi, ở Hà Đông) và nữ bệnh nhân (45 tuổi, ở Hoàn Kiếm). Cũng theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1 đến 8/9), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 1.669 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, tăng 540 trường hợp so với tuần trước đó. Trong đó, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần như: Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Trì, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy… Ngoài ra, tuần qua Thành phố cũng ghi nhận 67 ổ dịch sốt xuất huyết tại 15 quận, huyện, thị xã.

Theo nhận định của CDC Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần tiếp tục có xu hướng gia tăng so với tuần trước. Thêm vào đó, một số ổ dịch diễn biến kéo dài ghi nhận thêm bệnh nhân. Dự báo, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới.

Không tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, ngành Y tế Thủ đô cùng các địa phương đang triển khai quyết liệt các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy từ đầu năm đến nay. Cùng với việc tăng cường phun thuốc, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại những điểm nguy cơ cao trên địa bàn, cơ quan chức năng cũng tăng cường tuyên truyền cho người dân chủ động các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả.

Theo các chuyên gia y tế, việc phòng chống dịch sốt xuất huyết cần sự vào cuộc của cả chính quyền và người dân. Bởi công tác phòng, chống sốt xuất huyết không phải nhiệm vụ của riêng ngành Y tế và các cơ quan chức năng, mà người dân cũng cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, nếu không dịch bệnh sẽ bùng phát trong thời gian tới.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện vẫn còn một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, còn chủ quan, lơ là với dịch bệnh; công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy không được duy trì thường xuyên, triệt để tại các hộ gia đình, ảnh hưởng công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Đáng lo ngại, vẫn còn trường hợp khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết tự ý điều trị tại nhà, không đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Vừa qua, các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cấp cứu một nam bệnh nhân (40 tuổi, ở Hà Nội) bị biến chứng nặng sau khi tự điều trị sốt xuất huyết. Sau khi bị sốt, người này đã mua thuốc về uống. Uống thuốc được 4 ngày nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm và kèm theo chảy máu cam, bệnh nhân mới nhập viện. Kết quả kiểm tra cho thấy, bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng và thoát huyết tương do sốt xuất huyết.

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết là một bệnh lý không mới. Tuy nhiên, các vấn đề về kiểm soát, dự phòng và điều trị vẫn luôn là những thách thức với ngành Y tế. Các bác sĩ cũng cho rằng, đa số trường hợp sốt xuất huyết trở nặng đều do thói quen chủ quan không đi khám bệnh, tự uống thuốc và nghĩ rằng hết sốt là hết bệnh. Trong khi đó, sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc hiệu, bác sĩ chỉ điều trị theo triệu chứng.

Do đó, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là sau khi hết sốt. Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là từ ngày thứ 3 đến 7. Bệnh nhân gặp các biến chứng như tiểu cầu giảm dần, máu cô đặc, bệnh nhân có thể bị chảy máu niêm mạc, nội tạng, rối loạn đông máu, sốc sốt xuất huyết. Nếu chậm trễ điều trị, người bệnh có thể tử vong, đặc biệt là với những người có bệnh nền. Do vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, người dân cần làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương nhấn mạnh, tại các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn cần xác định việc loại trừ các ổ bọ gậy là yếu tố căn cơ, cốt lõi. Do đó, các địa phương cần tăng cường tổng vệ sinh hằng tuần, xây dựng phong trào vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp tại gia đình, khu dân cư, trên diện rộng tại khu đất trống, đền chùa, khu vực xây dựng, trường học...

Cùng với đó là tăng cường giám sát để phát hiện sớm ca bệnh, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài. Tuyên truyền để người dân nhận biết các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và nếu sốt cao liên tục cần báo ngay cho trạm y tế hoặc đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám, điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Tính từ đầu năm 2023 cho đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 8.362 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 520/579 xã, phường, thị trấn. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng gấp 4 lần; còn số ca tử vong tương đương.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Xem thêm
Phiên bản di động