Phòng, chống dịch bệnh còn lúng túng vì “khoảng trống” pháp lý
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động Đề xuất mức chi mới cho công tác xây dựng văn bản pháp luật |
Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021”. Đây là sáng kiến mà VCCI đã tiến hành từ năm 2018, nhằm ghi lại bức tranh pháp luật kinh doanh của Việt Nam trong mỗi năm.
Trình bày báo cáo tóm tắt Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021, Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho hay, một trong các vấn đề pháp lý còn bất cập, cần phải xem xét là các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Hội thảo công bố báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021 được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến. |
Hai năm qua, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải chống chọi với dịch bệnh. Để ngăn chặn sự lây lan, Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp phòng và chống dịch quyết liệt, trong đó có các biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại của cá nhân, quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Tuấn dẫn chứng pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiện hành có quy định về các bệnh truyền nhiễm, công tác phòng, chống dịch khi dịch bệnh bùng phát. Nhưng trong thực tiễn phòng, chống dịch thời gian qua, rất nhiều quy định tại Luật này chưa dự liệu được và rất khó áp dụng.
Từ các khái niệm như “vùng có dịch”, “địa đểm xảy ra dịch”, “quy mô dịch” đến thẩm quyền công bố dịch, áp dụng các biện pháp phòng dịch chưa rõ ràng và chưa phù hợp với thực tế của dịch Covid-19 đang diễn ra.
Nói chung, trên thực tiễn phòng chống dịch Covid-19, phần lớn các chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch đều không thấy trích dẫn hoặc căn cứ từ các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Điều này cho thấy các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa phù hợp và cần phải sửa đổi.
Trải qua bốn lần bùng phát dịch bệnh, trong mỗi đợt dịch bùng phát, chính quyền địa phương áp dụng biện pháp phòng, chống dịch, trong đó có biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Biện pháp này khiến người dân phải ở trong nhà nhiều hơn, các hoạt động tiêu dùng chuyển dần sang môi trường điện tử.
Theo ông Tuấn, dịch bệnh cũng thúc đẩy doanh nghiệp chuyển dịch sang các phương thức kinh doanh khác truyền thống, đẩy mạnh các hoạt động giao dịch, mua bán, kinh doanh trên môi trường Internet. Trong khi đó, về cơ bản, hệ thống pháp luật kinh doanh điều chỉnh cho các hoạt động kinh tế ở trạng thái bình thường, nên khi áp dụng cho trường hợp đặc biệt như dịch bệnh có độ “vênh”, tạo khoảng trống pháp lý, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Ví dụ trong giai đoạn dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc không kê đơn tăng cao. Do yêu cầu hạn chế đi lại, mua bán trực tuyến sẽ là cách thức giao dịch hiệu quả giúp cho người dân mua thuốc mà không phải ra khỏi nhà.
“Tuy nhiên, các quy định hiện tại lại chưa cho phép bán thuốc trên nền tảng trực tuyến. Theo quy định của pháp luật về dược, các hình thức bán lẻ thuốc thực hiện thông qua nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Cơ sở bán lẻ phải đáp ứng một số điều kiện về địa điểm, bảo quản, trang thiết bị, nhân sự. Với các quy định này, người dân phải mua thuốc trực tiếp tại các cơ sở bán thuốc. Điều này chưa phù hợp với tình hình dịch bệnh”, ông Tuấn cho biết.
![]() |
Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn trình bày báo cáo. |
Dịch bệnh khiến nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế của người dân gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, có nhiều người không đến bệnh viện để thăm khám dẫn tới tình trạng bệnh nặng, thậm chí tử vong, vì lo sợ lây nhiễm hoặc sợ phiền phức bởi các biện pháp phòng dịch. Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, nhiều người bị nhiễm Covid-19 phải điều trị tại nhà do cơ sở y tế quá tải.
“Xuất phát từ thực tế này, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa là rất cần thiết và quan trọng. Dịch vụ này sẽ góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế và kịp thời chữa trị cho người bệnh. Tuy nhiên, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh không có quy định về hình thức khám bệnh từ xa. Pháp luật về bảo hiểm y tế cũng không có quy định liên quan đến thanh toán chi phí cho hình thức khám bệnh, chữa bệnh này”, báo cáo của VCCI nêu.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn dịch bệnh, theo chỉ thị từ cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp phải giảm số người làm trực tiếp, chuyển sang làm việc trực tuyến, làm việc từ xa. Tuy nhiên, các quy định hiện tại chưa hướng dẫn cho các trường hợp lao động làm việc từ xa. Nếu phát sinh tranh chấp, rất khó có cơ sở pháp lý để giải quyết...
Bên cạnh đó, khảo sát của VCCI cũng cho biết, mặc dù văn bản cấp trung ương đã xác định rất rõ về chính sách phòng, chống dịch nhưng ở địa phương vẫn còn tình trạng “mỗi nơi áp dụng một kiểu”, “phép vua thua lệ làng”. “Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Tuấn nói.
Bài viết cùng chủ đề
Phòng chống dịch Covid 19Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

Người bạn đồng hành vì công lý

Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa
Tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa
Tin mới 01/04/2023 13:44

Tuổi trẻ Công an huyện Ngọc Hồi tiên phong trong chuyển đổi số
Tin mới 01/04/2023 11:44

30 năm đồng hành cùng người lao động
Sự kiện 01/04/2023 09:01

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực phát triển văn hóa
Tin mới 01/04/2023 08:00

Nâng cấp, cải tạo công viên tại Hà Nội theo hướng mở, tăng diện tích cây xanh
Tin mới 31/03/2023 17:22

Những ấn phẩm góp phần nâng tầm thương hiệu
Sự kiện 31/03/2023 10:07

Lời cảm ơn của Báo Lao động Thủ đô nhân kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số đầu tiên
Tin mới 31/03/2023 09:59

Đồng hành cùng bạn đọc phương Nam
Thời sự 31/03/2023 08:11

Xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Công đoàn Thủ đô
Tin mới 31/03/2023 08:08

Hà Nội: Phát động vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2023
Thời sự 30/03/2023 21:52