Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Đảm bảo tất cả mọi người, mọi nhà đều có Tết

(LĐTĐ) Ngày 30/11, Thành ủy Hà Nội tổ chức cuộc họp với các cơ quan liên quan về kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì cuộc họp.
Quận Hoàng Mai tổ chức thành công Giải bơi trải truyền thống lần thứ II Tập trung thực hiện hiệu quả chín nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm (*) Thường trực Thành ủy Hà Nội sẽ làm việc với 5 huyện đang phát triển lên quận

Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội cho biết, điểm mới trong kế hoạch các hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 năm nay so với năm trước, lãnh đạo thành phố sẽ tổ chức thăm các gia đình chính sách, đồng thời tổ chức các cuộc gặp mặt: Cựu chiến binh, quân và dân tiêu biểu trong chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội 12 ngày đêm; đại diện hội viên Câu lạc bộ Thăng Long; đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; bí thư, hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố; tổng biên tập, phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội; các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ đã nghỉ hưu tại Hà Nội; phối hợp tổ chức gặp mặt các đại sứ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài và tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Hà Nội… Về chế độ, chính sách, kinh phí hỗ trợ, thăm, tặng quà sẽ cơ bản được thực hiện như Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Tiến độ thực hiện các hoạt động phục vụ Tết sẽ được đẩy sớm trước ngày 15/1/2021.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận cuộc họp
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận cuộc họp

Cùng với việc chuẩn bị các kế hoạch phục vụ Tết, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội sẽ chủ động hướng dẫn công tác tuyên truyền chào mừng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2021); tuyên truyền tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, quản lý lễ hội, thông tin truyền thông, báo chí xuất bản trên địa bàn thành phố… Đặc biệt, Thường trực Thành ủy sẽ thăm, động viên hoạt động sản xuất đầu xuân tại các quận, huyện, thị xã và các khu, cụm công nghiệp nhằm khích lệ tinh thần hăng say lao động, sản xuất ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới Tân Sửu 2021.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, cho biết, đã xây dựng dự thảo kế hoạch về việc tặng quà cho các đối tượng chính sách, gia đình người có công trên địa bàn thành phố dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Dự kiến, thành phố trao gần 900.000 suất quà cho các đối tượng chính sách với tổng số tiền trên 370 tỷ đồng. Cùng với đó, các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn cũng có những phần quà tặng các đối tượng chính sách, người có công và tiếp tục đẩy mạnh huy động nguồn xã hội hóa cho công tác chăm lo, tổ chức Tết. Điểm mới trong năm nay, thành phố bố trí thêm 2.000 suất quà Tết để trao tặng công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, nâng tổng số quà trao tặng cho các đối tượng này lên 5.000 suất. Việc thăm, tặng quà sẽ được hoàn thành trước ngày 1/2/2021.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Đảm bảo tất cả mọi người, mọi nhà đều có Tết
Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Trần Anh Tuấn báo cáo tại cuộc họp

Về công tác chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường trong dịp Tết, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động xây dựng kế hoạch từ tháng 10/2020 về dự trữ 17 nhóm mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết với tổng mức dự trữ 39.400 tỷ đồng. Sở Công thương cũng sẽ tổ chức 12 phiên chợ Việt và 300 chuyến bán hàng lưu động về các khu công nghiệp, khu chế xuất, các xã miền núi; tổ chức 60 hội chợ hoa Xuân để phục vụ nhân dân trong dịp Tết.

Về công tác chuẩn bị bắn pháo hoa, Đại tá Phùng Chí Cao, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cho biết, năm nay, thành phố dự kiến bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với 30 trận địa trên toàn thành phố, trong đó có 6 điểm tầm cao và 24 điểm tầm thấp. Tại mỗi điểm tầm cao sẽ bố trí 800 quả pháo tầm cao và 60 giàn tầm thấp; tại các điểm tầm thấp bố trí 120 giàn. Thời gian bắn pháo hoa là 15 phút.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Đảm bảo tất cả mọi người, mọi nhà đều có Tết
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh bối cảnh Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 chịu sự tác động của dịch Covid-19, tuy nhiên, các hoạt động tổ chức, phục vụ nhân dân đón Tết vẫn phải được chuẩn bị một cách tốt nhất và chu đáo nhất, tinh thần là các mức chi sẽ không thấp hơn năm trước.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bổ sung của các sở, ban, ngành, bà Nguyễn Thị Tuyến giao Văn phòng Thành ủy tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch để báo cáo Thường trực Thành ủy cho ý kiến, sớm ban hành và tổ chức thực hiện; đồng thời giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm trước Thường trực Thành ủy về các nội dung đã nêu trong kế hoạch. Với từng công việc cụ thể, sẽ giao một đơn vị chủ trì, các đơn vị khác phối hợp chặt chẽ để thực hiện, bảo đảm các hoạt động lớn trong dịp Tết Nguyên đán diễn ra theo đúng kế hoạch.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ủy ban nhân dân thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức bắn pháo hoa phục vụ nhân dân trong dịp Tết theo hình thức xã hội hóa, bảo đảm nhân dân đón Tết đầm ấm, an vui.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Đảm bảo tất cả mọi người, mọi nhà đều có Tết
Quang cảnh cuộc họp

Liên quan đến việc quản lý, sử dụng pháo, bà Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội có địa bàn rộng và luôn tiên phong trong việc thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương, đề nghị Công an thành phố căn cứ vào nghị định về quản lý, sử dụng pháo vừa được Chính phủ ban hành để tham mưu, xây dựng quy định của thành phố, thực hiện vào dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới, bảo đảm các địa phương, đơn vị và nhân dân chấp hành nghiêm.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đặc biệt lưu ý các đơn vị triển khai hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo trên địa bàn, đảm bảo chu đáo để tất cả mọi người, mọi nhà đều có Tết; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cháy nổ trong dịp Tết. Sau Tết Nguyên đán, cần xây dựng kế hoạch cụ thể về tổ chức các lễ hội trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình của Thường trực HĐND Thành phố về lĩnh vực công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký Công văn số 4277/UBND-NC ngày 19/12/2024 về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động