Phát triển giao thông để nâng tầm vị thế

(LĐTĐ) Thực tế những năm qua, kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng giao thông Thủ đô đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để Thành phố “vươn mình” phát triển với vị thế hạt nhân vùng Thủ đô đòi hỏi hạ tầng giao thông phải tiếp tục đi trước mở đường.
Hà Nội: Chú trọng phát triển giao thông khu vực phía Nam và Tây Nam Phát triển giao thông vận tải bền vững về môi trường Hà Nội chú trọng phát triển giao thông công cộng

Xứng tầm vị thế

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 thông qua Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030" với 37 nhóm giải pháp đồng bộ kết hợp các biện pháp hành chính và kinh tế. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã triển khai 28/37 nhiệm vụ. Trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông được tập trung trong đầu tư theo quy hoạch, tỷ lệ đất giành cho giao thông tăng hơn. Vận tải hành khách công cộng được mở rộng và nâng cao chất lượng.

Phát triển giao thông để nâng tầm vị thế
Hạ tầng giao thông Thủ đô ngày càng có xu hướng được cải thiện. (Ảnh: Giang Nam)

Ghi nhận thực tế cho thấy, thời gian qua Hà Nội đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, không chỉ góp phần cải thiện diện mạo, mà còn tạo động lực phát triển Thủ đô. Không khó để thấy, với những nỗ lực của Trung ương và thành phố Hà Nội trong việc tập trung nguồn vốn, giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng… nhiều công trình hạ tầng giao thông lớn trên địa bàn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đó là đường Vành đai 3 (đoạn trên cao và dưới thấp từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long); cầu cạn đi qua hồ Linh Đàm; cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; hoàn thành nút giao đường Vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; hoàn thành việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long...

Đây là tin vui với không chỉ người dân Thủ đô, mà còn với người dân các tỉnh, thành phố lân cận, khi “mạch máu” giao thông Thủ đô từng bước được hoàn thiện, tăng khả năng kết nối, lưu thông hàng hóa, đặc biệt là góp phần làm giảm ùn tắc giao thông. Ví dụ, năm 2021 khi dự án thi công hoàn chỉnh nút giao Vành đai 3 kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào khai thác từ tháng 1/2021, ngay lập tức dự án này góp phần giải quyết cơ bản nạn ùn tắc giao thông tại khu vực đường gom từ đường Cổ Linh lên cầu Thanh Trì (đoạn qua quận Long Biên). Hay như trục đường 21B, kết nối trung tâm Hà Nội với các địa phương ngoại thành như Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức… Nếu như trước đây, cung đường Quốc lộ này có bề mặt nhỏ, chỉ đủ từ 4 - 5 làn xe thì nay đang được mở rộng ra gấp nhiều lần, khi dự án mở rộng Quốc lộ 21B hoàn thiện sẽ góp phần tăng khả năng lưu thông, thúc đẩy tính kết nối, giao thương giữa nội và ngoại thành.

Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 Thành phố sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị gồm 5 tuyến đi trong khu vực trung tâm, 5 tuyến kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven. Trong số này, Bộ GTVT làm chủ đầu tư hai tuyến số 1 và 2A, còn tuyến số 2 và số 3 là do Hà Nội làm chủ đầu tư. Riêng tuyến số 2A Cát Linh - Hà Ðông dài 13km đã hoàn thành 100% khối lượng xây dựng, dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 2A sẽ bàn giao về cho Hà Nội vận hành, khai thác thương mại trong năm 2021.

Ngoài ra, theo tìm hiểu Hà Nội cũng đang đầu tư và lên kế hoạch đầu tư nhiều tuyến đường Vành đai, trục hướng tâm đi qua địa bàn Thành phố. Trong đó có 7 tuyến hướng tâm gồm: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hạ Long; Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Lào Cai; Pháp Vân - Cầu Giẽ… Hiện nhiều tuyến đường bộ cao tốc đã cơ bản hình thành, các tuyến liên kết vùng là Vành đai 4, Vành đai 5… đang chờ được đầu tư. Nhìn ở góc độ tổng thể, việc đầu tư hình thành các tuyến cao tốc như đã nêu trên góp phần kết nối giao thông, phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho Hà Nội và khu vực phía Bắc.

Nhiều việc phải làm

Ở câu chuyện quy hoạch Thủ đô, ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (HUPI) cho biết, từ năm 1954 đến nay, Hà Nội đã có nhiều lần điều chỉnh ranh giới hành chính. Cụ thể, ranh giới được điều chỉnh qua các năm là 1954, 1961, 1987, 1991 và đến 2008 thì đã tăng quy mô, diện tích lên 3.300km2 với 30 quận, huyện, thị xã. Như vậy, với vai trò là “trái tim” của cả nước, Hà Nội luôn xác định rõ vị trí và vai trò của mình trong phát triển kinh tế, mở rộng quy mô và hướng kết nối vùng miền.

Tuy nhiên, có một thực tế Hà Nội phải đối mặt và cần giải quyết là dân số gia tăng mạnh nhưng hiện vẫn tập trung ở khu vực nội đô. Nói cách khác, dù nhiều khu đô thị mới đã hình thành nhưng về cơ bản, các cơ quan, đơn vị vẫn nằm trong nội đô. Và để đáp ứng nhu cầu giao thương, đi lại, toàn Thành phố hiện có khoảng 7,1 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó có hơn 6 triệu xe máy, gần 900.000 ô tô, và khoảng 1,2 triệu phương tiện của các các cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố khác lưu thông trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng của ô tô là 10,2%/năm và xe máy là 6,7%/năm, nhưng tỷ lệ diện tích dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị còn thấp, mới đạt khoảng 10,2% (tỷ lệ cần đạt là 20-26%). Đáng lo ngại, dân số tăng cục bộ cũng kéo theo hệ lụy là hạ tầng tại nhiều khu đô thị mới còn thiếu đồng bộ như: Thiếu bãi đỗ xe, trường học, tình trạng “ở một nơi, đi làm, đi học một nẻo” khiến áp lực giao thông ngày càng nặng nề. Những khu đô thị từng được coi là kiểu mẫu như Trung Hòa - Nhân Chính, Linh Đàm... nay cũng đã quá tải. Tình trạng đậu, đỗ xe dưới lòng đường, vỉa hè diễn ra tràn lan.

Nhìn nhận vấn đề này, Sở GTVT Hà Nội cũng chỉ rõ những hạn chế Hà Nội đang gặp phải là: Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ theo quy hoạch; các tuyến Vành đai 1, 2, 3 được đầu tư chưa hoàn chỉnh; hệ thống Vành đai 4, Vành đai 5 chưa được đầu tư; các tuyến đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, theo như dự kiến; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng chưa đạt theo yêu cầu đề ra; tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, Tết tập trung đông người... Vì vậy, theo Sở GTVT Hà Nội bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân theo Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND của HĐND Thành phố, thì giải pháp thu phí phương tiện xe cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm hạn chế ùn tắc giao thông là hết sức cần thiết. Hiện với câu chuyện thu phí, Sở GTVT Hà Nội đã tham mưu cho UBND Thành phố, chuẩn bị các điều kiện để trình HĐND Thành phố xem xét.

Phát triển giao thông để nâng tầm vị thế
Phát triển đường sắt đô thị sẽ góp phần tăng tính kết nối và góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng phương tiện cá nhân. (Ảnh: Giang Nam)

Thực tế, vấn đề lớn nhất đối với Hà Nội hiện nay là việc thực hiện quy hoạch chưa tốt dẫn đến quá tải giao thông, ô nhiễm môi trường. Nếu thực hiện được đúng theo quy hoạch thì sẽ giải quyết được các vấn đề đô thị mà Hà Nội đang phải đối mặt. Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng, Hà Nội đang nỗ lực để cải thiện giao thông đô thị và số giải pháp trong quy hoạch phát triển. Thách thức lớn nhất của quá trình đô thị hóa là việc giải quyết các vấn đề về giao thông. Khi một đô thị giải quyết tốt các vấn đề về giao thông sẽ tạo được tiền đề, động lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đô thị nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.

Hà Nội đang vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong quá trình này, giao thông không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần xây dựng bộ mặt Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại. Bởi vậy, kết nối giao thông các khu vực kinh tế quan trọng, tăng hiệu quả giao thông đô thị của Thủ đô Hà Nội là hết sức cần thiết. Để làm được điều này rất cần sự chung tay vào cuộc của các Ban ngành chức năng và của cả chính người dân Hà Nội./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động