Phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô từ các không gian sáng tạo
Khai mạc Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo Kiến tạo các không gian để Hà Nội thêm văn minh |
Thế mạnh trong việc phát huy các không gian sáng tạo
Ngày 22/2, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu "Thành phố sáng tạo" của UNESCO với các biện pháp cụ thể như: Xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo; tổ chức tuần Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hằng năm; tổ chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ...
Đây là một chiến lược đúng đắn bởi Hà Nội là một trong những địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong việc phát huy các không gian sáng tạo.
Không gian sáng tạo tại Manzi Art Space. |
Theo khảo sát của Văn phòng Hội đồng Anh tại Hà Nội, Thủ đô đang dẫn đầu cả nước với hơn 100 không gian văn hóa sáng tạo. Theo định nghĩa của Hội đồng Anh thì không gian sáng tạo là “một địa điểm, có thể là địa điểm thực hoặc địa điểm trực tuyến, là nơi đem những con người sáng tạo đến với nhau. Đó là nơi tụ họp, chia sẻ không gian và hỗ trợ cho các hoạt động kết nối, phát triển kinh doanh và thu hút cộng đồng trong các lĩnh vực sáng tạo, văn hóa và công nghệ”.
Hình ảnh người dân Hà Nội cuối tuần tham gia hoạt động văn hoá tại phố đi bộ Hồ Gươm, vui chơi tại phố bích hoạ Phùng Hưng hay tham dự các buổi trình diễn nghệ thuật tại Ơ Kìa Hà Nội, VICAS Art Studio, Heritage Space, Cà phê thứ Bảy, Manzi, Hanoi Grapevine… là những ví dụ sinh động về các không gian sáng tạo của Thủ đô.
Có nhiều mô hình về không gian sáng tạo như vừa kết hợp kinh doanh cà phê, vừa biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật, các buổi hội thảo, toạ đàm với đa dạng các loại hình văn hoá, từ: Mỹ thuật, tạo hình, thời trang, kiến trúc đến phim ảnh…
Không gian sáng tạo còn là nơi mà các doanh nghiệp có thể kết nối, hỗ trợ cho thuê mặt bằng hoặc hỗ trợ không gian cho các nghệ sĩ trong việc trưng bày, truyền thông, kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật, các trò chơi, công cụ giải trí nhằm đưa chúng gần hơn với cộng đồng, kết nối xã hội.
Phát triển không gian sáng tạo mang lại sinh kế cho người dân
Suối Cheonggyecheon ở Seoul, Hàn Quốc. |
Ở các nước phát triển, không gian sáng tạo đóng vai trò rất lớn trong việc tạo dựng bản sắc đô thị và mang lại nguồn lợi không nhỏ. TS. Lê Thị Việt Hà, người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá kinh doanh Hàn Quốc cho biết: "Người Hàn Quốc rất giỏi trong "văn hoá hoá kinh doanh" và "kinh doanh hoá văn hoá". Công nghiệp văn hoá là viên gạch nền tảng của kinh tế sáng tạo. Khai thác giá trị không gian sáng tạo là một bước đi hiệu quả và đầy tiềm năng ở Hàn Quốc".
Theo TS. Lê Thị Việt Hà, ngay giữa Thủ đô công nghệ số như Seoul, người Hàn đã xây dựng, phục dựng và bảo tồn các không gian văn hoá thành công với sự giúp sức không chỉ từ chính phủ mà còn cả cộng đồng người dân sinh sống xung quanh.
"Như chúng ta đã biết Cheonggyecheon vốn là một dòng suối dài gần 6km chảy qua trung tâm Seoul, từng bị chôn lấp dưới lớp bê tông suốt gần 50 năm để xây dựng đường cao tốc Cheonggye phía trên, xung quanh là những khu nhà tồi tàn… nhưng người Hàn Quốc đã "hồi sinh" nó một cách thần kỳ. Hiện nay, nơi đây đã trở thành điểm du lịch xanh lý tưởng và là biểu tượng của thủ đô Seoul. Đây không chỉ là hình mẫu về phát triển không gian đô thị mà còn về tiềm năng thương mại và văn hoá.
Hay câu chuyện bảo tồn các làng cổ ngay giữa Seoul như làng Bukchon Hanok, làng dân tộc Namsan Hanok – vốn là nơi sinh sống của các quan lại, quý tộc từ thời Joseon. Trong những ngôi nhà ở các làng này, người dân cùng chính quyền địa phương bảo tồn nhà cửa, làm dịch vụ du lịch rất tốt, khiến cho bất cứ du khách nào đi tour Seoul cũng phải ghé qua một lần cho biết. Như vậy có thể nói, phát triển không gian sáng tạo mang lại sinh kế cho người dân", TS. Lê Thị Việt Hà cho hay.
Ngoài ra, một ví dụ không thể không nhắc đến là Tobacco Factory Theatre ở thành phố Bristol (Anh). Đây là một không gian sáng tạo được hình thành từ việc cải tạo một công trình đã cũ – nhà máy thuốc lá bị bỏ hoang. George Ferguson, một chính trị gia lúc đó đã bỏ tiền ra mua nhà máy này và khuyến khích các nghệ sĩ biến khu đất bỏ hoang này thành một địa điểm nghệ thuật; kéo theo sự mở cửa của hàng loạt cửa hàng và dịch vụ, một khu vực đáng sống với người dân địa phương...
Tuy nhưng, để phục dựng và bảo tồn các không gian văn hoá thành công không phải chuyện một sớm một chiều và chỉ đến từ một phía, mà cần sự huy động nguồn lực từ chính quyền và cả cộng đồng.
Dự án Nghệ thuật công cộng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) cũng là ví dụ điển hình cho những nỗ lực của chính quyền và người dân trong việc tạo dựng thành công một không gian sáng tạo. Dự án được Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm khởi xướng và đã hoàn tất vào năm ngoái. Chỉ trong chưa đầy 2 tháng thi công, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn và các nghệ sĩ đã cải biến khu vực ven sông Hồng vốn được coi là mặt sau của Thành phố trở thành một điểm nhấn nghệ thuật thu hút cộng đồng, các bạn trẻ và khách nước ngoài đến tham quan, chụp ảnh.
Hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế, một nhà nhà nghiên cứu mỹ thuật nổi tiếng đã có tác phẩm “Bức tường danh vọng” trong dự án này. Sau một thời gian dài giãn cách vì dịch Covid-19, mới đây, anh đã quay trở lại Phúc Tân từ sáng sớm để tận hưởng luồng không khí trong lành từ dòng sông Hồng.
Hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế cho biết: "Thật vui được gặp lại bà con và tác phẩm của mình sau thời gian xa cách. Có những chỗ cây đã mọc che gần hết những chiếc cổng của tôi. Với bà con Phúc Tân, dự án nghệ thuật này đem đến một không gian sống lành mạnh, tươi sáng, cho lũ trẻ ven sông có thêm nhiều hy vọng vào ngày mai tươi đẹp".
"Thành phố là một tuyệt tác của tập thể", để Hà Nội là một nơi không gian sáng tạo, không gian đáng sống, cần rất nhiều công sức đến từ mỗi cá nhân, tập thể có trách nhiệm. Mong rằng với việc thực hiện tốt Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Thành phố sẽ có những cơ chế, chính sách đồng bộ hơn để khuyến khích các doanh nghiệp xã hội, cộng đồng phát triển nhiều không gian sáng tạo hơn nữa trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51