Liên quan đến khiếu nại của phụ huynh học sinh khiếm thị Trường Nguyễn Đình Chiểu:

Phát sinh các khoản thu nhưng không vượt khung

“Chúng tôi đề nghị trường kết thúc học kỳ phải lấy ý kiến phụ huynh để đưa ra được quan điểm chung nhất về việc tăng tiền ăn” -  là trao đổi của ông Nguyễn Văn Quý - Phó trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GDĐT Hà Nội)  liên quan đến những thắc mắc của phụ huynh học sinh khiếm thị tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) về việc phải đóng thêm một số khoản thu thời gian gần đây, trong đó có tiền ăn.
phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung An toàn bữa ăn học đường: Đừng để mất bò mới lo làm chuồng!
phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Liệt vòng vo, lẩn tránh sai phạm!
phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung Thực phẩm trường học: Con ăn, bố mẹ lo thon thót
phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung Xót xa bữa ăn bán trú bằng nhái và rau rừng của học sinh miền núi xứ Nghệ

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về những thắc mắc của phụ huynh học sinh khiếm thị tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội đã yêu cầu thành lập đoàn công tác làm việc trực tiếp với nhà trường và phụ huynh để làm rõ vấn đề. Cụ thể, liên quan đến phản ánh của phụ huynh về tiền bữa ăn của học sinh khiếm thị bán trú và nội trú trong trường bị tăng lên rất cao so với trước.Nếu trước đây, học sinh nội trú chỉ mất 35.000 đồng/ngày/3 bữa ăn. Gần 200 học sinh khiếm thị trong trường có bếp ăn riêng, do nhân viên của trường nấu và phụ huynh không phải đóng thêm các khoản tiền như chăm sóc nội trú, bán trú.

phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung
Suất ăn bán trú ở trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (ảnh do phụ huynh cung cấp).

Thế nhưng, từ tháng 9/2017, lấy lý do các đoàn thanh tra đến yêu cầu không được duy trì hai bếp ăn, nhà trường đề nghị để Cty Hương Việt Sinh (đang cung cấp suất ăn cho học sinh sáng mắt trong trường) đảm đương luôn suất ăn cho cả học sinh khiếm thị…. Và mức tiền ăn mới cho HS khiếm thị nâng lên thành 62.000 đồng/ngày/học sinh THCS và 58.000 đồng/ngày/học sinh tiểu học đang ở nội trú trong trường. Ông Nguyễn Văn Quý cho biết, trường có báo cáo Sở về vấn đề này và các khoản thu này đúng theo quy định.

Còn trước thắc mắc về việc các năm trước đây không phải thu các khoản này, ông Nguyễn Văn Quý cho biết, nhà trường đã giải trình lý do thời gian gần đây, các nguồn viện trợ dần ít đi nên trường phải thực hiện các khoản thu theo quy định. Các khoản thu đều được trường công khai trên website của trường và có thông báo đến phụ huynh.

“Hiện nay, việc tài trợ của các tổ chức, cá nhân làm từ thiện được thực hiện theo 2 cách. Một là trực tiếp tài trợ cho cá nhân học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ; hai là đóng góp vào quỹ chung của trường để hỗ trợ các hoạt động của học sinh khiếm thị. Cả 2 cách thức này đều phải được ký nhận, công khai, có lên sổ sách để báo cáo các cấp quản lý. Song Sở GDĐT Hà Nội cũng yêu cầu nhà trường tách biệt khoản thu và tiền tài trợ, công khai và báo cáo đầy đủ, tránh để xảy ra thắc mắc, khiếu kiện” - ông Quý cho biết thêm.

Ngoài ra, liên quan đến thắc mặc việc lâu nay nhà trường vẫn được hỗ trợ biên chế nhân viên nấu ăn nên học sinh được hưởng mức đóng góp thấp hơn học sinh sáng mắt. Với chính sách mới về bếp ăn của trường, học sinh khiếm thị bị nâng mức đóng góp trong khi nhà trường vẫn được hỗ trợ nhân viên biên chế chăm sóc học sinh khiếm thị. Trao đổi về vấn đề này, ông Quý cho biết, yêu cầu chất lượng bữa ăn, an toàn thực phẩm phải là tiêu chí số 1 đối với các trường học.

Việc giao phó toàn bộ khâu chế biến cho nhân sự của trường nhưng không có tư cách pháp nhân, không chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp thực phẩm sạch… về lâu dài là không phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn nhà trường. “Đối với trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Sở GDĐT Hà Nội có biên chế nhân viên chăm sóc phục vụ chung cho học sinh khiếm thị. Từ trước đến nay, trường phân công những người này trực tiếp nấu ăn phục vụ cho học sinh khiếm thị.

Do đó, có bếp riêng cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu là bữa ăn của học sinh cần được các đơn vị có tư cách pháp nhân đảm trách. Vì vậy, bước sang năm học này, trường không sử dụng nhân viên của trường trực tiếp nấu mà họ chỉ có nhiệm vụ chăm sóc, phục vụ học sinh khiếm thị, còn việc nấu là giao cho công ty chuyên chế biến thực phẩm. Việc giao cho đơn vị có tư cách pháp nhân làm sẽ đúng hơn. Khi xảy ra việc gì, trách nhiệm rõ hơn” - ông Quý giải thích.

Tuy nhiên, đại diện của Sở GDĐT Hà Nội cũng cho biết, việc hòa nhập bữa ăn của học sinh khiếm thị và học sinh mắt sáng với mức đóng tiền ăn cao hơn hẳn so với trước đây không thuyết phục với tất cả 100% các phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Vì thế, chúng tôi đề nghị trường kết thúc học kỳ phải lấy ý kiến phụ huynh để đưa ra được quan điểm chung nhất” - ông Quý nhấn mạnh.

Hữu Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động