Liên quan đến khiếu nại của phụ huynh học sinh khiếm thị Trường Nguyễn Đình Chiểu:

Phát sinh các khoản thu nhưng không vượt khung

19:01 | 28/12/2017
“Chúng tôi đề nghị trường kết thúc học kỳ phải lấy ý kiến phụ huynh để đưa ra được quan điểm chung nhất về việc tăng tiền ăn” -  là trao đổi của ông Nguyễn Văn Quý - Phó trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GDĐT Hà Nội)  liên quan đến những thắc mắc của phụ huynh học sinh khiếm thị tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) về việc phải đóng thêm một số khoản thu thời gian gần đây, trong đó có tiền ăn.
phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung An toàn bữa ăn học đường: Đừng để mất bò mới lo làm chuồng!
phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Liệt vòng vo, lẩn tránh sai phạm!
phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung Thực phẩm trường học: Con ăn, bố mẹ lo thon thót
phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung Xót xa bữa ăn bán trú bằng nhái và rau rừng của học sinh miền núi xứ Nghệ

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về những thắc mắc của phụ huynh học sinh khiếm thị tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội đã yêu cầu thành lập đoàn công tác làm việc trực tiếp với nhà trường và phụ huynh để làm rõ vấn đề. Cụ thể, liên quan đến phản ánh của phụ huynh về tiền bữa ăn của học sinh khiếm thị bán trú và nội trú trong trường bị tăng lên rất cao so với trước.Nếu trước đây, học sinh nội trú chỉ mất 35.000 đồng/ngày/3 bữa ăn. Gần 200 học sinh khiếm thị trong trường có bếp ăn riêng, do nhân viên của trường nấu và phụ huynh không phải đóng thêm các khoản tiền như chăm sóc nội trú, bán trú.

phat sinh cac khoan thu nhung khong vuot khung
Suất ăn bán trú ở trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (ảnh do phụ huynh cung cấp).

Thế nhưng, từ tháng 9/2017, lấy lý do các đoàn thanh tra đến yêu cầu không được duy trì hai bếp ăn, nhà trường đề nghị để Cty Hương Việt Sinh (đang cung cấp suất ăn cho học sinh sáng mắt trong trường) đảm đương luôn suất ăn cho cả học sinh khiếm thị…. Và mức tiền ăn mới cho HS khiếm thị nâng lên thành 62.000 đồng/ngày/học sinh THCS và 58.000 đồng/ngày/học sinh tiểu học đang ở nội trú trong trường. Ông Nguyễn Văn Quý cho biết, trường có báo cáo Sở về vấn đề này và các khoản thu này đúng theo quy định.

Còn trước thắc mắc về việc các năm trước đây không phải thu các khoản này, ông Nguyễn Văn Quý cho biết, nhà trường đã giải trình lý do thời gian gần đây, các nguồn viện trợ dần ít đi nên trường phải thực hiện các khoản thu theo quy định. Các khoản thu đều được trường công khai trên website của trường và có thông báo đến phụ huynh.

“Hiện nay, việc tài trợ của các tổ chức, cá nhân làm từ thiện được thực hiện theo 2 cách. Một là trực tiếp tài trợ cho cá nhân học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ; hai là đóng góp vào quỹ chung của trường để hỗ trợ các hoạt động của học sinh khiếm thị. Cả 2 cách thức này đều phải được ký nhận, công khai, có lên sổ sách để báo cáo các cấp quản lý. Song Sở GDĐT Hà Nội cũng yêu cầu nhà trường tách biệt khoản thu và tiền tài trợ, công khai và báo cáo đầy đủ, tránh để xảy ra thắc mắc, khiếu kiện” - ông Quý cho biết thêm.

Ngoài ra, liên quan đến thắc mặc việc lâu nay nhà trường vẫn được hỗ trợ biên chế nhân viên nấu ăn nên học sinh được hưởng mức đóng góp thấp hơn học sinh sáng mắt. Với chính sách mới về bếp ăn của trường, học sinh khiếm thị bị nâng mức đóng góp trong khi nhà trường vẫn được hỗ trợ nhân viên biên chế chăm sóc học sinh khiếm thị. Trao đổi về vấn đề này, ông Quý cho biết, yêu cầu chất lượng bữa ăn, an toàn thực phẩm phải là tiêu chí số 1 đối với các trường học.

Việc giao phó toàn bộ khâu chế biến cho nhân sự của trường nhưng không có tư cách pháp nhân, không chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp thực phẩm sạch… về lâu dài là không phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn nhà trường. “Đối với trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Sở GDĐT Hà Nội có biên chế nhân viên chăm sóc phục vụ chung cho học sinh khiếm thị. Từ trước đến nay, trường phân công những người này trực tiếp nấu ăn phục vụ cho học sinh khiếm thị.

Do đó, có bếp riêng cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu là bữa ăn của học sinh cần được các đơn vị có tư cách pháp nhân đảm trách. Vì vậy, bước sang năm học này, trường không sử dụng nhân viên của trường trực tiếp nấu mà họ chỉ có nhiệm vụ chăm sóc, phục vụ học sinh khiếm thị, còn việc nấu là giao cho công ty chuyên chế biến thực phẩm. Việc giao cho đơn vị có tư cách pháp nhân làm sẽ đúng hơn. Khi xảy ra việc gì, trách nhiệm rõ hơn” - ông Quý giải thích.

Tuy nhiên, đại diện của Sở GDĐT Hà Nội cũng cho biết, việc hòa nhập bữa ăn của học sinh khiếm thị và học sinh mắt sáng với mức đóng tiền ăn cao hơn hẳn so với trước đây không thuyết phục với tất cả 100% các phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Vì thế, chúng tôi đề nghị trường kết thúc học kỳ phải lấy ý kiến phụ huynh để đưa ra được quan điểm chung nhất” - ông Quý nhấn mạnh.

Hữu Thành

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này